Ông nông dân lạ đời: 'Tạo chút phước đức cho cộng đồng, có lỗ lã đâu mà lo'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chẳng phải oằn mình cắt cỏ, không phải đối diện với điệp khúc 'được mùa mất giá, được giá mất mùa', hoặc có khi chặt phá hàng loạt để chuyển đổi cây trồng… cách làm nông 'không giống ai' này khiến nghề nông trở nên nhàn hạ rất nhiều.

Đó là cách làm nông của ông Phạm Văn Thi (47 tuổi, ngụ xã Quảng Khê, H.Đắk Glong, Đắk Nông).

Khu vườn xanh mát quanh năm

Chúng tôi ghé thăm khu vườn của ông Phạm Văn Thi (47 tuổi, H.Đắk Glong, Đắk Nông) vào một ngày Tây nguyên đầy nắng gió. Cây cối trên nhiều ngọn đồi đang chết khô vì thiếu nước thì khu vườn rộng 3 héc ta của ông vẫn xanh mát. "Nhiều người tận diệt, xem cỏ dại như kẻ thù. Tôi lại khác, quanh năm tôi vẫn để cỏ che phủ, thành thử lớp đất bề mặt lúc nào cũng ẩm ướt và xanh tươi", ông Thi kể rồi cho hay, khi mùa mưa đến, lớp cỏ dại sẽ giúp chống xói mòn và lượng nước ngầm trong đất ổn định.

Ông Phạm Văn Thi (ngụ xã Quảng Khê, H.Đắk Glong) thưởng thức mít nhà trồng. Ảnh: XUÂN LÂM

Ông Phạm Văn Thi (ngụ xã Quảng Khê, H.Đắk Glong) thưởng thức mít nhà trồng. Ảnh: XUÂN LÂM

Chúng tôi đi dạo khắp khu vườn của ông Thi. Nào là bơ, sầu riêng, cà phê, chanh dây, mít, chuối… nếu liệt kê hết phải đến vài chục loại. Vậy mục đích để làm gì? Ông Thi cho hay, việc trồng đa chủng loại sẽ khiến cây ít sâu bệnh hơn. Rủi ro dường như không có vì quanh năm lúc nào cũng có sản phẩm để bán. "Xin chia sẻ thật thì làm cách này rất khó để… giàu có về tiền bạc. Nhưng đổi lại rất an nhàn và không phải lo nghĩ gì nhiều", ông nông dân chia sẻ.

Cây rừng trong khu vườn của ông Phạm Văn Thi. Ảnh: XUÂN LÂM

Cây rừng trong khu vườn của ông Phạm Văn Thi. Ảnh: XUÂN LÂM

Hơn 10 năm nay, ông Thi đã "chia tay" với các loại thuốc bảo vệ thực vật và diệt cỏ. Đáng nói, trong khu vườn vẫn còn rất nhiều cây rừng. "Vườn của tôi cũng giống như một khu rừng thu nhỏ. Đủ các loài cây và đủ thứ côn trùng cùng chung sống hòa bình", ông nói.

Mỗi sáng, ông Thi thong thả nhâm nhi ly cà phê rồi mới lên vườn… đi dạo. Mùa mưa thì cực chút vì phải dọn bớt cỏ vì lúc này chúng phát triển rất nhanh. Ông Thi cho hay, hiện đang vào mùa thu hoạch chanh dây. Chanh trồng chẳng cần thuốc thang hay phân bón gì nhưng vẫn cho trái đều đều. Ông Thi xót xa cho biết hầu hết những mảnh vườn khác phải "tắm" các loại thuốc bảo vệ thực vật thì cây chanh mới phát triển và ra quả.

Tuy không cần chăm bón hay sử dụng phân thuốc hóa học, sầu riêng trong vườn vẫn sai quả. Ảnh: XUÂN LÂM

Tuy không cần chăm bón hay sử dụng phân thuốc hóa học, sầu riêng trong vườn vẫn sai quả. Ảnh: XUÂN LÂM

Thứ lãi nhất là gì?

Ông Phạm Văn Thi cho rằng, thứ ông "lãi" nhất khi làm nông theo cách an nhàn là đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. "Cơ thể không phải tiếp xúc với các loại hóa chất, môi trường sống lại trong lành, mát mẻ, nên hầu như quanh năm tôi chẳng bệnh tật gì".

Ông Phạm Văn Thi thu hoạch bơ, hiện trong vườn có rất nhiều loại cây trái khác nhau. Ảnh: XUÂN LÂM

Ông Phạm Văn Thi thu hoạch bơ, hiện trong vườn có rất nhiều loại cây trái khác nhau. Ảnh: XUÂN LÂM

Năm ngoái, vườn cho năng suất hơn 2 tấn cà phê nhân, ông Thi bỏ túi hơn 100 triệu đồng. Bơ, hồ tiêu, chanh dây, mỗi thứ thêm vài chục triệu đồng nữa, nên cuộc sống của ông vẫn đang cải thiện từng ngày. "Cà phê trồng theo hướng hữu cơ nên không đạt năng suất như các nhà vườn khác. Nhưng tôi cũng chỉ bán cho đại lý với giá thị trường thôi", ông Thi nói. Chúng tôi thắc mắc giá cà phê hữu cơ lúc nào cũng cao hơn, ông Thi nhoẻn miệng cười: "À cái này tôi xác định rồi. Cà phê mình sạch bóng hóa chất, người dùng sẽ đảm bảo sức khỏe. Cứ coi như mình tạo chút phước đức cho cộng đồng, có lỗ lã mất mát đi đâu mà lo?".

Mít chín cây trong vườn ông Thi. Ảnh: XUÂN LÂM

Mít chín cây trong vườn ông Thi. Ảnh: XUÂN LÂM

Nói về thực trạng "được mùa mất giá, được giá lại mất mùa" của nhiều nhà nông, ông Thi cho rằng, ngoài việc đa dạng cây trồng, thì người nông dân cần phải học cách kiên nhẫn. Không nên thấy thị trường đang "hot" loại nào, là lại đốn bỏ cây cũ để chạy theo. "Giá cà phê hiện nay (giữa tháng 7 – PV) khoảng 65 triệu đồng/tấn nhân, cao hơn khoảng 25 triệu đồng/tấn so với đầu mùa. Trong khi không ít trường hợp đã chặt bỏ cà phê để trồng cây sầu riêng", ông Thi nhìn nhận.

Ông Thi ao ước khu vườn của mình sẽ sớm biến thành… khu rừng. Vừa qua, khí hậu ở nhiều nơi nóng lên trông thấy. Đó cũng là lúc người ta thấy sự hiện diện của cây xanh thật sự rất quý giá và hữu ích. "Trong vườn có rất nhiều cây rừng đang sinh trưởng. Ngoài cuộc sống mưu sinh, lúc nào tôi cũng ấp ủ trồng thêm thật nhiều cây xanh. Trồng cây để tạo ngôi nhà cho muôn loài. Trồng cây để môi trường trong lành. Trồng cây, để đời con cháu mình sau này có môi trường sống lành mạnh hơn…", ông Thi nói, mắt nhìn xa xăm.

Vườn rau xanh mướt. Ảnh: XUÂN LÂM

Vườn rau xanh mướt. Ảnh: XUÂN LÂM

Bảo tồn cây bản địa

Đi tới đâu, hoặc gặp gỡ ai có các loại rau củ và dược liệu cổ ngày xưa, ông Phạm Văn Thi đều ngỏ ý xin giống về ươm trồng. Mục đích của ông là bảo tồn các loài cây bản địa, ngoài ra còn dùng chữa bệnh khi cần. "Rau quanh vườn lúc nào cũng tươi tốt và ăn không hết. Tôi còn sưu tầm rất nhiều giống rau củ quả của cha ông ngày trước. Những loại này lúc nào cũng có mùi vị đặc biệt và rất khó để mua ngoài chợ. Mình lưu giữ đó, để sau này ai cần sẽ chia sẻ lại", ông Thi chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…