Người thầy tình báo:

Ông Ba Quốc, nhà tình báo đầu tiên phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Xin quay thời gian sau năm 1975, khi đất nước vừa thống nhất không bao lâu phải bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu của đất nước.

Theo tướng Nguyễn Chí Vịnh, ngay sau ngày giải phóng Sài Gòn, ông Ba Quốc là người được phân công tiếp quản Phủ đặc ủy trung ương tình báo của . Sau đó, ông chuyển từ một điệp viên bí mật sang làm cán bộ tình báo công khai, rồi trở thành người chỉ huy tình báo. Với sự nhạy bén bản năng, ông nhanh chóng tổ chức các điệp viên và kết nối các mối quan hệ, phái người đến những nơi cần đến để bất cứ khi nào cần ông sẽ chỉ thị.

Sớm phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ

Vào năm 1977, khi Khmer Đỏ giở trò gây hấn ở biên giới nước ta, ông được phân công làm Cụm trưởng Điệp báo để đối phó với Khmer Đỏ. Làm tình báo quân sự là nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ đối với ông Ba Quốc nhưng ông không bị động. Với các điệp viên được ông cài cắm từ trước, với các mối quan hệ ông thiết lập, cộng với sự nhạy bén chính trị vốn có, ông lấy được bản nghị quyết mật của Khmer Đỏ coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp và chuẩn bị phát động chiến tranh chống phá nước ta. Ông cũng nhanh chóng phát hiện ai là kẻ đứng đằng sau xúi giục, hậu thuẫn cho Khmer Đỏ.

Ông Ba Quốc, nhà tình báo đầu tiên phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ ảnh 1

Trưa 7.1.1979, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng thủ đô Phnom Penh. Ảnh: TTXVN

Ông báo cáo với lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc phòng, các vị vừa nhất trí với tin tức và nhận định của ông vừa phân vân, vì dù gây hấn ở biên giới nước ta nhưng Khmer Đỏ vẫn mang danh "cộng sản", vẫn là "bạn". Ông đề nghị gửi một báo cáo lên Quân ủy Trung ương và Bộ Chính trị, ông trực tiếp ký bản báo cáo đó. Lãnh đạo đồng ý.

Lúc ấy ông Lê Đức Thọ (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương) là người trực tiếp phụ trách công tác nghiên cứu chiến lược và an ninh quốc gia. Đọc bản báo cáo, ông Sáu Thọ gọi lãnh đạo tình báo lên. Ai cũng biết uy quyền của ông Sáu Thọ. Ông nói với lãnh đạo tình báo: "Báo cáo này rất đáng quan tâm, nhưng có một điều rất nguy là coi chừng biến bạn thành thù, vì Khmer Đỏ chỉ là "bạn xấu" chứ chưa phải là kẻ thù". Câu nói đó khiến ai cũng phải "run". Ông Ba Quốc lúc đó là trung tá, Cụm trưởng tình báo, bị ông Lê Đức Thọ phán một câu như thế không khỏi cảm thấy lo lắng.

Do đặc biệt quan tâm vấn đề này, sau đó ông Sáu Thọ vào TP.HCM yêu cầu có cuộc họp với Cơ quan Tình báo quân sự. Cuộc họp có mặt lãnh đạo Cục 2 (sau này là Tổng cục 2), lãnh đạo Cơ quan Tình báo phía nam và ông Ba Quốc. Ông Sáu Thọ bảo đây là cuộc họp nội bộ, ai biết gì nói nấy, cứ nói thoải mái, không ai đánh giá cả, nhưng khi có đánh giá thống nhất thì phải thực hiện.

Theo nguyên tắc, tình báo ta không được phép "nắm" bạn, có thể "nắm" địch và thông qua đó để biết bạn thì không sao, nhưng làm tình báo với bạn mà bạn biết thì sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Nhưng với tính cách và khí chất bẩm sinh, đã nói thẳng tất cả những gì ông biết và đánh giá về Khmer Đỏ qua những tin tức tình báo được kiểm chứng. Kết thúc cuộc họp, ông Lê Đức Thọ không phản bác, cũng không nhận xét gì, mà chỉ nói một câu: "Đây là vấn đề cần quan tâm. Tình báo cần tích cực nắm thêm ở cấp trung ương của Khmer Đỏ".

Đó là câu nói bật đèn xanh, cho phép tình báo quân sự triển khai các hoạt động tình báo thâm nhập vào đầu não của Khmer Đỏ. Ông Lê Đức Thọ là nhà chiến lược và là nhà tổ chức lỗi lạc, quyết đoán và cẩn trọng. Khi có đủ thông tin, ông đã cùng với ban lãnh đạo cao nhất của đất nước nhanh chóng chuyển hướng chiến lược.

Từ đó, lực lượng Tình báo Quốc phòng triển khai các lưới tình báo bám sát khắp các địa bàn Campuchia, theo dõi mọi hành động của Khmer Đỏ, nắm chắc dã tâm của cơ quan đầu não của chúng.

Ông Ba Quốc, nhà tình báo đầu tiên phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ ảnh 2

Ông Ba Quốc sau năm 1975

Đánh sập mạng lưới tình báo Khmer Đỏ, phá chặn đường dây kinh tài

Ông Ba cùng các đồng đội của ông đã tham mưu cho cấp trên đánh sập mạng lưới tình báo của Khmer Đỏ phủ dày đặc ở tất cả các tầng lớp xã hội, phá chặn các đường dây kinh tài do nước ngoài chống lưng tiếp tay cho chúng, cắt đứt các đường dây cung ứng hậu cần cho chúng. Đồng thời, giúp đỡ lực lượng kháng chiến Campuchia phong tỏa, hạn chế hoạt động của Khmer Đỏ.

Công lao đặc biệt của và đồng đội của ông đối với vấn đề Campuchia, bao gồm việc sớm phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ, tiếp đó là triển khai mạng lưới tình báo sâu rộng để đập tan và làm vô hiệu hóa các thủ đoạn sâu hiểm của chúng, đã giúp lãnh đạo đất nước kịp thay đổi chiến lược, xác định đúng kẻ thù, tạo tiền đề cho các chiến dịch quân sự bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và tấn công vào tận hang ổ của chúng, giải phóng đất nước Campuchia thoát họa diệt chủng, giúp lực lượng yêu nước Campuchia giành lại chính quyền hồi sinh đất nước.

Nếu không có các hoạt động tình báo hữu hiệu sớm nắm bắt dã tâm của địch, làm thất bại âm mưu, ý đồ chiến lược, cắt đứt hậu cần của chúng thì nhân dân Campuchia càng tang thương hơn nữa và sự tổn thất của đất nước ta, của quân đội ta là rất khó lường.

Giờ thì cả thế giới đều biết sự kinh tởm của chế độ diệt chủng Pol Pot, nhưng khi quân tình nguyện của ta sang cứu nhân dân Campuchia thì các nước phương Tây nhân danh dân chủ nhân quyền đã lên án và thi hành chính sách cấm vận ngặt nghèo đối với nước ta, đẩy nước ta vào tình thế hiểm nghèo, khó khăn chồng chất khó khăn. Họ câu kết với các thế lực phản động quốc tế ủng hộ chế độ diệt chủng và các phe phái đối lập ở Campuchia, kích hoạt mâu thuẫn nội bộ của nước này nhằm gây ảnh hưởng và "đục nước béo cò". Cho đến khi phiên tòa xét xử bọn diệt chủng diễn ra, họ mới "quay xe" mà không hề có một lời xin lỗi với Việt Nam và chính quyền nhân dân Campuchia.

Ngoài việc sớm phát hiện dã tâm của Khmer Đỏ và quan thầy, phát hiện "Ai là tác giả của nạn diệt chủng?", ông Ba Quốc còn phát hiện vấn đề lớn là "nghi binh chiến lược" của các nước lớn đối với Việt Nam, bọn họ kết hợp chiến tranh phá hoại nhiều mặt, đánh kinh tế, làm "chảy máu vàng", "tạo nước cho cá lội" do các lực lượng ngầm thực hiện từ hướng Campuchia về Việt Nam. (còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Chư Tan Kra: Các anh đã hòa cùng mây trắng

Chư Tan Kra: Các anh đã hòa cùng mây trắng

Hơn 200 sinh viên từ Hà Nội vào đại ngàn Tây Nguyên. Chư Tan Kra – cao điểm với cái tên nhẹ như một điệu hát của núi rừng, nhưng từng là một trong những chiến trường ác liệt bậc nhất trong thời kỳ chống Mỹ. Và, những người lính ấy đã ngã xuống để giữ bình yên cho mỗi tên đất, tên làng. Các anh đã vĩnh viễn gửi xương máu của mình vào đất, nằm lại nơi đại ngàn đầy nắng gió. Các anh đã ngã xuống cho sự sống được sinh sôi, các anh đã viết nên những trang lịch sử hào hùng, là khúc tráng ca giữa mênh
'Làng giữ rừng' ở thủ đô

'Làng giữ rừng' ở thủ đô

Ở xã Cẩm Lĩnh, H.Ba Vì (TP.Hà Nội) có một 'ngôi làng' đặc biệt được ví là 'Làng giữ rừng', với 19 hộ gia đình là thanh niên xung phong năm xưa đã tình nguyện đi trồng rừng và ở lại giữ rừng cho đến hôm nay.
“Cõng” khách lên ngàn

“Cõng” khách lên ngàn

(GLO)- Hai chân liên tục bơi trên lớp bùn nhão nhoẹt, anh Tưởng Phi Luân-cán bộ kỹ thuật Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang) cố giữ cho xe máy khỏi ngã khi vượt qua đoạn đường trơn trượt như đổ mỡ. Đến đoạn dốc cao gần như thẳng đứng, anh nhắc tôi ngồi sát về phía trước, ôm người anh thật chặt khi chiếc xe tăng ga vượt dốc.

Những người gác rừng nơi "cổng trời"

Những người gác rừng nơi "cổng trời"

(GLO)- Ngôi nhà của Tổ quản lý bảo vệ rừng số 1 thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chiêng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) nằm lọt thỏm giữa những rặng núi ở cách làng Đê Kôn (xã Hà Ra) chừng 1,3 km. Tuy nhiên, sự cô lẻ không làm các nhân viên gác rừng thoái chí mà tiếp thêm động lực để họ kiên tâm giữ gìn những cánh rừng già. Không những vậy, qua đôi bàn tay tài hoa của các anh, cảnh quan nơi đây ngày càng thêm đẹp.

Thiện nguyện 'đốn tim': Gieo sách

Thiện nguyện 'đốn tim': Gieo sách

Nhà cải cách giáo dục lừng danh người Mỹ Horace Mann từng nói: 'Nếu tôi có quyền thế, tôi sẽ đem sách gieo rắc khắp mặt địa cầu như người ta gieo lúa trong luống cày vậy'. Nhưng có những người chưa thật sự quyền thế vẫn đang miệt mài 'gieo rắc' sách khắp các tỉnh thành.
Trà măng, đừng đánh mất!

Trà măng, đừng đánh mất!

Tác giả Lục Vũ từ thế kỷ 8 có miêu tả loại trà quý nhất là trà măng trong tác phẩm Trà Kinh. Trong số 34/63 tỉnh thành Việt Nam sở hữu cây trà, đến nay Lai Châu và Hà Giang phát hiện trà măng - một niềm tự hào của ngành trà Việt.
Trần Thị Bích Ngọc: Sâu đậm tình yêu văn hóa Bahnar

Trần Thị Bích Ngọc: Sâu đậm tình yêu văn hóa Bahnar

(GLO)- Chiều muộn, lại bận một số việc nhà nhưng thấy chị Trần Thị Bích Ngọc-công chức Văn hóa-Xã hội xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) ghé thăm, già Đinh Bi vui lắm. Già đã quá quen với cái dáng bé nhỏ thân thuộc của chị, với những lần đến nhà hỏi han, động viên. Vừa chăm chú đan gùi, già vừa gật đầu khi nghe lời nhắn nhủ: “Chú nhớ trong năm nay ráng truyền dạy thành công nghề đan lát cho 1 người trẻ trong làng chú nhé!”.
Dòng máu anh hùng: Con gái của sĩ quan công binh

Dòng máu anh hùng: Con gái của sĩ quan công binh

Trong số 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh ngày 14.3.1988 ở Gạc Ma - Trường Sa, có 26 bộ đội của Lữ đoàn 83 công binh hải quân và trong số ấy, có 2 sĩ quan khi hy sinh đã có vợ con ở quê nhà. Đó là thượng úy Nguyễn Minh Tâm (trợ lý thi công) và Trần Văn Phòng (đại đội phó).
Đưa trâu rời xứ 'thần rừng'

Đưa trâu rời xứ 'thần rừng'

Nuôi trâu trong chuồng là chuyện thường tình của nông dân khắp các vùng quê Việt Nam, thế nhưng với đồng bào dân tộc thiểu số K’Ho huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đó lại là điều quá đỗi mới mẻ. Tập quán giao trâu cho “thần rừng” cai quản từng ăn sâu trong tiềm thức của tộc người này, nay bắt đầu có sự thay đổi.