Người thầy tình báo: Làm tình báo chỉ sai một con số, có thể gây tai họa!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
'Cháu được giao việc là tốt rồi. Nhưng làm nghề tình báo, đã sai thì không thể sửa. Bản báo cáo của cháu vừa rồi, dù chỉ sai một chữ số thôi cũng thành vô nghĩa. Nó còn gây hại cho người chỉ huy và phí công lao của tập thể'.

Nguyễn Chí Vịnh bước chân sang chiến trường Campuchia vào thời điểm đã 5 năm sau khi quân và dân ta anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược ở hai đầu biên giới phía bắc và phía tây nam của Tổ quốc, giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Pol Pot, nhưng tình hình Campuchia tiếp tục có những diễn biến rất phức tạp, phức tạp hơn nhiều so với những gì mà truyền thông trong và ngoài nước đề cập. Dù bị đập tan phải bỏ chạy, nhưng tập đoàn Pol Pot - Iêng Xary được sự hậu thuẫn chính trị và viện trợ về nhiều mặt của nước ngoài, chúng tập hợp tàn quân thành lập Chính phủ ba phái tiến hành chiến tranh du kích, đưa cuộc chiến vào nội địa, gây bất ổn và tổn thất lớn cho chính quyền non trẻ của Campuchia và Quân tình nguyện Việt Nam.

Lợi dụng tình hình Campuchia, phương Tây, các thế lực phản động trong khu vực và quốc tế ráo riết vận động siết chặt cấm vận làm hao tổn quốc lực Việt Nam, cô lập nước ta trên trường quốc tế hòng xóa bỏ thành quả độc lập tự do mà nước ta giành được trong 3 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc.

Đại tướng Lê Đức Anh gặp gỡ các nhà chỉ huy tình báo (ông Ba Quốc ngồi thứ ba từ phải sang). Ảnh: T.L.

Đại tướng Lê Đức Anh gặp gỡ các nhà chỉ huy tình báo (ông Ba Quốc ngồi thứ ba từ phải sang). Ảnh: T.L.

Khmer Đỏ và các thế lực phản động quốc tế đã cài cắm hệ thống mật vụ dày đặc ở Campuchia và các tỉnh phía nam nước ta để phối hợp thực hiện âm mưu của chúng ở Campuchia và chống phá nước ta trước mắt cũng như lâu dài.

Cơ quan Tình báo của Bộ Tư lệnh 719 (Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia) phải đảm nhận những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Cơ quan này vừa tìm, phát hiện, đập tan các mạng lưới tình báo nước ngoài và Khmer Đỏ cài lại ở Campuchia, qua đó sớm phát hiện âm mưu, thủ đoạn, chiến lược, sách lược của các nước lớn nhằm giành quyền kiểm soát Campuchia, phục vụ cho Cơ quan Tình báo Quốc phòng trung ương (Cục 2, sau này là Tổng cục 2) và Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam đánh giá đúng hình thái chiến lược của chiến tranh. Đồng thời, tìm, phát hiện và tham mưu cho cấp trên đập tan các mạng lưới tình báo do các thế lực thù địch cài cắm trên địa bàn các tỉnh phía nam của đất nước nhằm làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

"Đường voi đi trên Biển Hồ"

Vào đầu năm 1985, Nguyễn Chí Vịnh được giao làm một bản báo cáo tổng hợp về đường tiếp tế vận chuyển vũ khí của Khmer Đỏ từ bên ngoài vào nội địa Campuchia. Trước năm 1975, bọn chúng sử dụng con đường này để tiếp tế vũ khí cho Khmer Đỏ đánh Lon Nol. Sau năm 1979, Khmer Đỏ lại sử dụng con đường cũ đó để tiếp tế vũ khí vào nội địa chống chính phủ Campuchia và Quân tình nguyện Việt Nam.

Con đường đó thường được gọi là "Đường voi đi trên Biển Hồ", ngày trước có đặc điểm là mùa mưa nước ngập mênh mông, người không đi được nhưng từ thượng cổ và mấy trăm năm trước voi đi lại được, do voi biết đi vào chỗ nước chỉ ngập lấp xấp. Khmer đỏ thường đi đường này vì nó không để lại dấu vết.

Ông Ba Quốc đi cùng Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Ông Ba Quốc đi cùng Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Mặc dù quân đội ta đã chặn hầu hết các ngả đường tiếp tế, nhưng vũ khí và hậu cần của Khmer Đỏ vẫn được đưa vào nội địa. Quân báo phát hiện chúng đã bí mật sử dụng con đường nói trên. Đó là lý do anh được giao làm báo cáo.

Anh làm bản báo cáo chi tiết kèm theo sơ đồ hình vẽ. Ông Ba Quốc rất hài lòng, mang trình Tư lệnh Mặt trận là ông Sáu Nam.

Đọc xong báo cáo, ông Sáu Nam nói với ông Ba Quốc: "Báo cáo rất tốt, chỉ tiếc là có sai sót lớn". Ông Ba Quốc định giải thích thì ông Sáu Nam nói tiếp: "Sai về thời gian, sai như vậy thì báo cáo còn giá trị gì nữa. Ai làm báo cáo này ?". Trả lời : "Cậu Vịnh làm".

Báo cáo của anh chỉ gõ nhầm một chữ số. Năm 1984 nhầm thành năm 1974. Tướng Lê Đức Anh chỉ huy hàng chục vạn quân mà quan tâm đến một chi tiết bé tí tẹo, ông lấy bút gạch đúng chỗ sai đó.

Mấy hôm sau ông Sáu Nam gọi anh lên. Do đã được giao làm một số việc trong đơn vị, anh hào hứng kể với ông Sáu Nam. Nhưng ông cắt ngang: "Cháu được giao việc là tốt rồi. Nhưng làm nghề tình báo, đã sai thì không thể sửa. Bản báo cáo của cháu vừa rồi, dù chỉ sai một chữ số thôi cũng thành vô nghĩa. Nó còn gây hại cho người chỉ huy và phí công lao của tập thể". Anh nghĩ bụng: "Làm 10 trang chỉ sai một chữ số mà ông ấy nói như chết đến nơi". Ông Sáu Nam còn nói nặng hơn: "Làm tình báo không được cẩu thả như thế. Nếu cứ nhầm lẫn như thế này thì không làm được nghề tình báo đâu".

Đó là bài học nhớ đời khi "nhập môn" nghề tình báo. Từ đó về sau, làm bất cứ việc gì nửa chữ anh cũng cố gắng không để sai sót. Đối với nghề làm tình báo, trung thành chưa đủ, chính trực chưa đủ, trung thực chưa đủ, tài năng chưa đủ, mà còn phải cẩn trọng và tuyệt đối chính xác.

Dù bị chê trách nặng nề, nhưng điều anh kinh ngạc là ngay sau đó ông Sáu Nam gợi ý cho ông Ba Quốc giao cho anh phụ trách toàn bộ kế hoạch nghiên cứu về "con đường voi đi" ấy. Một nhiệm vụ "to đùng" của cơ quan tình báo lại giao cho một trợ lý "non choẹt" như anh, lúc đó anh chỉ là một thượng úy.

Nhận rõ trách nhiệm của mình, anh đã lao vào thu thập tin tức, khảo sát, nghiên cứu trong gần 2 năm, mỗi ngày làm việc 14 - 18 tiếng, nhiều đợt phải thức trắng đêm. Anh luôn ghi nhớ lời dặn của ông Sáu Nam và ông Ba Quốc, rằng làm tình báo "đã sai thì không sửa được", rằng "đây là chiến trường chứ không phải trường học, nên không cho phép làm hỏng việc".

Nắm chắc con đường nói trên cùng với hoạt động của Khmer Đỏ đã giúp Quân tình nguyện của ta phối hợp với quân đội bạn chặn đứng, cắt đứt nguồn tiếp tế vũ khí và hậu cần của chúng. Tất cả các hoạt động vận chuyển tiếp tế vũ khí và hậu cần của Khmer Đỏ trên con đường này đều bị bộ đội ta phục kích tóm gọn.

Nhưng đó chỉ mới là một phần nhỏ trong hoạt động tình báo cam go, phức tạp và sinh động vô tiền khoáng hậu trên chiến trường Campuchia.

(còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.