Nuôi dê kết hợp trồng trọt cho thu nhập khá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ một hộ có hoàn cảnh khó khăn, sau khi triển khai mô hình chăn nuôi dê kết hợp trồng trọt, gia đình chị Hoàng Thị Tâm (tổ 1, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Pah, Gia Lai) đã trở nên khá giả với thu nhập ổn định hơn 200 triệu đồng/năm.
Quê ở Hà Tĩnh, năm 2011, chị Tâm cùng gia đình vào thị trấn Ia Ly (huyện Chư Pah, Gia Lai) lập nghiệp. Ban đầu, cuộc sống của gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn. Tình cờ trong một chuyến đi thăm người quen ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, thấy mô hình nuôi dê hiệu quả, chị về nhà bàn với chồng đầu tư nuôi dê. Sau đó, chị tìm đến các hộ chăn nuôi dê để học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, chị tìm hiểu thêm kỹ thuật nuôi dê trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ chịu khó học hỏi, vợ chồng chị có được vốn kiến thức kha khá. Vợ chồng chị gom góp số tiền tích góp và vay mượn thêm anh em bạn bè được 70 triệu đồng đầu tư làm chuồng trại và mua 24 con dê giống về nuôi. Giống tốt, lại biết cách chăm sóc nên đàn dê của gia đình chị ngày một phát triển.
 Chị Hoàng Thị Tâm cho dê ăn. Ảnh: H.P
Chị Hoàng Thị Tâm cho dê ăn. Ảnh: H.P
Hàng ngày, khi mặt trời lên, cây cỏ hết ướt sương, chị Tâm thả đàn dê đi ăn, đến tối mới lùa về chuồng. Theo chị Tâm, dê là loài tạp ăn, có thể ăn nhiều loại lá cây và cả phụ phẩm nông nghiệp. Việc nuôi dê cũng khá đơn giản, chủ yếu cần nắm được các đặc tính của chúng để phòng ngừa dịch bệnh. Trước tiên, chuồng trại phải thông thoáng, sạch sẽ, tránh nắng nóng và độ ẩm cao. Phía trước chuồng nuôi cần dành một khoảng đất trống để quản lý theo dõi đàn dê, cho ăn, phối giống và phòng trị bệnh. Dê ít bị dịch bệnh, chi phí thức ăn không nhiều nên hiệu quả mang lại khá cao. 
Chị Tâm cho hay, chăn nuôi dê phù hợp với địa bàn thị trấn Ia Ly bởi nơi đây địa hình cao ráo, khí hậu thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển, là nguồn thức ăn dồi dào cho dê. Hiện nay, nhu cầu thịt dê trên thị trường rất cao, các nhà hàng tìm đến tận nhà hỏi mua với giá khá cao và ổn định. Dê con nếu nuôi dưỡng tốt thì sau 10 tháng là bắt đầu sinh sản. Trung bình 1 năm, dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con, nuôi khoảng 7-8 tháng là có thể xuất bán. Mỗi năm, gia đình chị Tâm xuất bán khoảng 60 con dê trọng lượng bình quân 20-30 kg/con với giá khoảng 130.000 đồng/kg.
Từ nguồn tiền bán dê, vợ chồng chị Tâm có điều kiện đầu tư trồng cà phê, cây ăn quả. Năm 2013, gia đình chị mua 1 ha đất trồng cà phê và hồ tiêu. Sau đó, vợ chồng chị tiếp tục tích lũy mua thêm 1 ha đất để trồng mít Thái, mãng cầu, bơ. Đến nay, mít Thái và mãng cầu đã cho thu hoạch. Với mô hình nuôi dê kết hợp trồng trọt, vợ chồng chị Tâm có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Bà Nguyễn Thị Hoa-Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Ia Ly-nhận xét: “Chúng tôi thấy mô hình kinh tế của gia đình chị Tâm đạt kết quả khả quan. Đàn dê phát triển tốt và là vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, có thể nhân rộng. Hội Nông dân thị trấn cũng đã định hướng người dân phát triển chăn nuôi mà chủ yếu là nuôi dê và bò để tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, đỡ tốn chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận. Hội cũng đã vận động một số hội viên sản xuất giỏi, có tư duy nhạy bén tiếp tục phát triển mô hình nuôi dê để khích lệ người dân chuyển đổi vật nuôi nhằm tăng thu nhập”.
 Hà Phương

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null