Nước mía có thể giúp giải độc và giảm cân như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng người Ấn Độ Rujuta Diwekar khuyên bạn nên uống nước mía ít nhất 3 lần một tuần để giải độc tự nhiên, theo Times of India.

Nước mía ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nước mía ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ngoài việc thải độc tố ra khỏi cơ thể, nước mía còn là một món ăn ngon. Về cơ bản, nó quản lý phản ứng nhiệt trong cơ thể và mang lại hiệu quả làm mát.
Theo chuyên gia Rujuta, nước mía giúp làm sạch đường ruột của bạn, tăng quá trình trao đổi chất và cuối cùng dẫn đến giảm cân.
Vào mùa đông, mọi người thường quên uống nước nhưng cơ thể vẫn cần chất lỏng. Trong tình huống như vậy, uống một ly nước mía không chỉ có thể giúp cơ thể ngậm nước mà còn mang lại hàng tá lợi ích.
Mẹo cần ghi nhớ
Tốt hơn là nên có nước mía mới xay thay vì đóng gói. Những loại đóng gói sẽ có nhiều phụ gia, đường và ít dinh dưỡng hơn. Mặt khác, nước mía mới xay sẽ không chỉ ngon hơn mà còn cung cấp một lượng chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể của bạn.
Chuyên gia Rujuta Diwekar khuyên bạn nên uống nước mía tốt nhất trước buổi trưa. Nước ép mía siêu tốt cho đường ruột của bạn và cũng giúp bạn tạm biệt mọi loại mệt mỏi.
Hãy chắc chắn rằng bạn luôn ngồi xuống và sau đó uống nước mía từ từ. Người ta nói rằng ngồi trong khi uống nước giúp các chất dinh dưỡng đến não và thúc đẩy hoạt động của nó.
Nó cũng ngăn ngừa chứng đầy hơi có thể xảy ra khi bạn uống vội bất kỳ loại chất lỏng nào trong khi đứng, theo Times of India.
Nhiều lợi ích sức khỏe
Nước mía có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu, giảm đầy hơi và giúp thận hoạt động tốt hơn.
Nước ép mía cũng được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh vàng da vì nó chứa nhiều chất điện giải và giúp hoạt động bình thường của gan.
Nước mía cũng có lợi cho làn da của bạn, vì các a xít Alpha hydroxy có trong nó ngăn ngừa mụn trứng cá và mang lại cho bạn một làn da mềm mại.
Nước ép mía cũng làm giảm táo bón, tăng cường khả năng sinh sản và cũng giúp phụ nữ có kinh nguyệt khó khăn.
Nếu bạn bị ra máu nhiều, đặc biệt là vào ngày thứ hai của kỳ kinh thì hãy uống nước mía trước kỳ kinh một tuần, theo Times of India. 
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.