Nông trại ở Gia Lai hút khách nhờ nuôi lạc đà Alpaca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sự xuất hiện của những chú lạc đà Alpaca ngộ nghĩnh, đáng yêu đã khiến cho nông trại Alpaca (tổ 5, phường Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) những ngày gần đây luôn tấp nập khách đến vui chơi và chụp hình.

Lần đầu tiên lạc đà Alpaca-loài động vật xuất xứ từ đất nước Hà Lan được anh Võ Mai Tú (35 tuổi) đưa về phố núi Pleiku nuôi nên nông trại, khiến nơi này trở thành điểm đến mới lạ và thu hút trong thời gian gần đây.

Lạc đà Alpaca thu hút giới trẻ tới tham quan, tìm hiểu và check-in. Ảnh: Mai Ka

Lạc đà Alpaca thu hút giới trẻ tới tham quan, tìm hiểu và check-in. Ảnh: Mai Ka

Anh Tú chia sẻ: Sau nhiều năm ấp ủ, đầu năm 2023, tôi đưa mô hình nông trại kiểu mới kết hợp với quán cà phê vào hoạt động. Để tạo điểm nhấn, tôi tìm hiểu và đặt mua 4 con lạc đà Alpaca từ Hà Lan về nuôi thử nghiệm. Giống lạc đà này không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà chúng còn khá hiền lành, có khuôn mặt đáng yêu cùng bộ lông mềm mại. Ở một số quốc gia, chúng được nuôi như thú cưng trong nhà. Vì thế, khi đưa về Gia Lai, những con lạc đà này cũng đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá tên tuổi, thu hút khách cho nông trại. Tôi mong muốn phát triển mô hình du lịch của mình theo hướng bền vững cùng với hoạt động bảo vệ động vật và môi trường.

Mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng để đưa loài lạc đà từ trời Âu về Pleiku, anh Tú đã phải tìm hiểu kỹ càng về đặc điểm, thức ăn, quy trình chăm sóc, khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu… May mắn ban đầu, lạc đà thích nghi được với thời tiết cũng như nguồn thức ăn ở nông trại.

Anh Văn Linh-Quản lý nông trại Alpaca và cũng là người trực tiếp chăm sóc lạc đà cho biết: Hiện nay, lạc đà Alpaca đang được nhiều khu du lịch sinh thái, nông trại nuôi để phục vụ khách đến thăm quan. Vì thế, chúng tôi phải chăm sóc kỹ lưỡng để chúng đảm bảo về sức khỏe, vệ sinh và cả “thái độ” tốt khi tiếp xúc với mọi người.

Các bạn trẻ check-in cùng lạc đà Alpaca trên nông trại. Ảnh: Mai Ka
Các bạn trẻ check-in cùng lạc đà Alpaca trên nông trại. Ảnh: Mai Ka

"Lạc đà Alpaca cũng rất dễ nuôi. Thức ăn chủ yếu là rơm rạ hoặc cỏ. Tuy nhiên chúng vẫn có thể sử dụng thêm một số loại lá cây khác. Ngoài ra, phải thường xuyên cắt răng, móng và tỉa lông cho chúng theo định kỳ. Thời tiết ở Pleiku đợt này nắng nóng nên chúng tôi đã đưa chúng đi cắt tỉa lông nhằm giảm bớt nhiệt độ cơ thể”-anh Linh thông tin.

Lạc đà Alpaca thường có bộ lông khá dày, màu trắng sữa hoặc nâu. Không chỉ ngộ nghĩnh, lạc đà Alpaca còn khá hiền lành, thân thiện với mọi người, đặc biệt là trẻ em. Sức hút từ loài vật đáng yêu này khiến nông trại có ngày "vỡ trận", đón hơn 1.000 lượt khách đến vui chơi và chụp ảnh.

Trẻ em thích thú khi được tận tay sờ vào bộ lông mềm mịn của những con lạc đà Alpaca. Ảnh: Mai Ka
Trẻ em thích thú khi được tận tay sờ vào bộ lông mềm mịn của những con lạc đà Alpaca. Ảnh: Mai Ka

Dù mới đi vào hoạt động nhưng nông trại Alpaca đã thu hút rất nhiều du khách. Chị Dương Thị Thủy (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) cho hay: “Chúng tôi rất thích thú khi được tận mắt thấy và được sờ vào bộ lông mềm mịn của những con lạc đà Alpaca. Trước đó, khi thấy chúng được quảng cáo trên mạng xã hội, chúng tôi đã rất tò mò và muốn đến xem thử”.

“Lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy những chú lạc đà ngộ nghĩnh, sạch sẽ và thông minh, gần gũi với con người. Dù đang ở Pleiku nhưng khi check-in cùng những chú lạc đà này trong không gian rộng lớn của nông trại đã cho chúng tôi những tấm ảnh tựa như đang chụp ở nước ngoài”-anh Nguyễn Văn Thiện (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) bày tỏ.

Sức “hút” của những chú lạc đà Alpaca giúp nông trại có ngày đón trên 1.000 lượt khách ghé thăm. Ảnh: Mai Ka

Sức “hút” của những chú lạc đà Alpaca giúp nông trại có ngày đón trên 1.000 lượt khách ghé thăm. Ảnh: Mai Ka

Ngoài lạc đà Alpaca, nông trại còn có khu vực nuôi công, cừu, dê, thỏ, gà, vịt, heo… để mọi người có thêm nhiều trải nghiệm. “Với dự án này, ngoài việc tạo điểm đến mới lạ cho du khách, tôi hy vọng sẽ góp phần lan tỏa và nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn động vật và bảo vệ môi trường”-Chủ nông trại Alpaca chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.