Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.

Đổi phân lấy... chuồng

Phải hẹn trước, chúng tôi mới gặp được một số hộ dân ở làng Krung, xã Ia Tô. “Bình thường thì khoảng hơn 8 giờ sáng, bà con trong làng lùa bò ra đồng rồi. Do hôm nay cán bộ thú y xã dặn ở nhà để gặp các anh nên bà con đi muộn đấy. Chụp ảnh thì ra chuồng bò nhanh lên để còn cho nó đi ăn”-ông Puih Mur nói với chúng tôi.

Đó là cái chuồng bò nằm sau vườn nhà với chiều rộng tầm 7 m, chiều dài hơn 10 m được chia ra làm 2 ngăn: Một ngăn nhốt 12 con bò lớn bé, ngăn nhỏ hơn dùng để đựng phân bò. Ông Mur cho biết, cái chuồng bò này được làm cách đây 2 năm, cũng là chừng ấy năm đàn bò của gia đình ông chính thức có “nhà” để ở.

Còn trước đó, gia đình ông cũng như bao hộ khác ở làng Krung hay cả xã Ia Tô chỉ quây lưới làm hàng rào để bò đi ăn về thì vào đó, đêm mưa lạnh không có mái che, sinh ra dịch bệnh. Bò chết mà bà con không biết chết vì bệnh gì.

Việc nuôi nhốt giúp người dân tận thu được nguồn phân bón, đàn bò được chăm sóc tốt hơn và tránh được tình trạng mất trộm. Ảnh: T.B.Đ

Việc nuôi nhốt giúp người dân tận thu được nguồn phân bón, đàn bò được chăm sóc tốt hơn và tránh được tình trạng mất trộm. Ảnh: T.B.Đ

Nói về cái chuồng bò hiện tại, ông Mur chia sẻ: “Mình không làm đâu, anh em người Kinh họ làm giúp đấy. Cũng không biết là làm cái chuồng này hết bao nhiêu tiền, chỉ biết là lượng phân bò thải ra thì mình lấy một nửa để bón cho cây, còn một nửa thì trả công làm chuồng”.

Cũng theo ông Mur: Khoảng sau 8 giờ sáng, đàn bò được thả ra đồng ăn cỏ, ở nhà có người dọn dẹp, vệ sinh chuồng. Phân được cào từ ngăn nhốt bò sang ngăn chứa riêng. Thỉnh thoảng, gia đình lại tìm vỏ trấu, vỏ cà phê hoặc cắt cỏ băm nhỏ trộn vào phân bò làm phân bón cho cây trồng.

Cũng ở làng Krung, gần 3 năm trước, gia đình anh Puih Blíu đã đổi phân để lấy... chuồng nuôi 14 con bò. Hình thức chuồng bò của nhà anh Blíu cũng giống như của ông Mur. Trước đây, đàn bò của gia đình anh Blíu tối về thả rông ngoài vườn, lượng phân rơi vãi tận dụng không được bao nhiêu. Còn bây giờ thì phân bò đủ bón cho ruộng lúa nước, khoảng 2 sào cà phê và 300 cây điều, sầu riêng.

“Nhờ lượng phân bò này mà ruộng lúa, vườn cây của gia đình tốt hơn. Bên cạnh đó, mình không tốn tiền mua phân bón, vườn nhà cũng sạch sẽ hơn”-anh Blíu cho biết.

Anh Rơ Châm A Lang-Trưởng thôn Krung-cho hay: “Với cách làm đổi phân lấy chuồng mà làng Krung đã khang trang, sạch sẽ hơn trước rất nhiều. Cả làng có 140 hộ thì khoảng 80% hộ chăn nuôi bò. Trong đó, chỉ còn 2 hộ chưa làm được chuồng kiên cố”.

Đưa bò xuống núi

Anh A Lang là người làng khác, “bắt vợ” ở làng Krung và ở lại đây luôn. Sinh năm 1986 nhưng A Lang đã làm trưởng thôn từ nhiều năm nay, có lẽ do anh có đi học và quan trọng hơn là hiểu việc làng cứ như là việc nhà của mình vậy.

Anh A Lang kể: Ngày trước, dân làng Krung chỉ biết thả rông bò trên núi. Lúc anh mới nhận chức trưởng thôn, cả làng có khoảng 600 con bò, ngày lang thang gặm cỏ, khát nước thì xuống suối, trưa nắng thì đầm mình dưới những khe suối cạn. Thứ bảy hàng tuần, người làng lũ lượt kéo nhau lên núi để kiểm đếm bầy bò.

Mỗi lần lên núi thăm bò, bà con thường mang theo muối cho chúng ăn và để bò làm quen với chủ, không lẫn với bò của gia đình khác. “Mỗi khi lên núi, lúc cho bò ăn muối, hễ con bò nào đi theo ai thì là của gia đình đó. Chắc do lên thăm hàng tuần nên bò... nhớ mùi mồ hôi của chủ”-anh A Lang nói.

Cũng theo anh A Lang, có không ít trường hợp bò bị lạc và mất luôn. Có lần bò lang thang trong núi, “ghé” vào rẫy mì của làng khác ăn trụi. Người làng bên khiêng rượu sang làng Krung để kiện. Dân làng Krung đền cho làng bên bằng cách đếm đầu bò của cả làng để đền, nhà nào ít bò thì đền ít, nhà nhiều bò thì đền nhiều.

“Bởi có biết bò của nhà ai vào phá rẫy mì làng bên đâu nên cả làng cùng góp lại đền. Nhớ có lần, cả làng phải góp trên 100 triệu đồng để đền cho mấy rẫy mì làng bên”-Trưởng thôn Krung kể.

Người dân xã Ia Tô nuôi nhốt bò cho nhiều lợi ích. Ảnh: T.B.Đ

Người dân xã Ia Tô nuôi nhốt bò cho nhiều lợi ích. Ảnh: T.B.Đ

Cũng có trường hợp bò bị dính bẫy hoặc có con vì “tham ăn” mà chui đầu vào khe đá gặm cỏ non, mắc kẹt không thoát ra được. Cuối tuần lên thăm, thấy bò chết, bà con xẻ thịt ăn uống tại chỗ, một phần thịt để dành đưa về làng cho những người hôm ấy không lên núi thăm bò.

Theo anh A Lang: “Nuôi bò trên núi là tập quán của bà con từ xưa đến giờ. Tuy không mất công chăn thả nhưng không hiệu quả bằng phương thức ngày thả đi ăn, tối lùa về nhốt ở chuồng nhà. Nuôi bò nhốt chuồng không bị mất trộm, lại quản lý được dịch bệnh, còn tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng nữa”.

Biết là vậy nhưng vận động bà con làm chuồng bò là rất khó. Chỉ đến khi các doanh nghiệp tổ chức trồng keo trên núi, đồng cỏ cạn dần, bà con mới lục tục đưa bò về làng, nhưng tối đến cũng chỉ thả rông trong vườn nhà. Anh Võ Thư Hoàng-Nhân viên thú y xã Ia Tô-thông tin: “Chỉ khoảng 3 năm trở lại đây, sau nhiều lần vận động, bà con mới bắt đầu làm chuồng kiên cố để nhốt bò, lấy phân bò bón ruộng lúa, vườn cây và để tiêm phòng dịch bệnh”.

Anh Hoàng từng là bộ đội của Quân đoàn 3. Năm 1998, sau khi ra quân, do có kiến thức về chăn nuôi bò lúc còn ở trong quân ngũ, anh được xã tín nhiệm phân công phụ trách công tác thú y. Anh Hoàng cho biết, khoảng 3 năm trước, đàn bò của làng Krung có khoảng 350 con, giờ còn trên 200 con. Đàn bò của làng giảm là do bà con bán dần để đầu tư vào vườn cây và xây nhà kiên cố.

Cũng theo anh Hoàng: Trước đây, mỗi năm, đàn bò của bà con được tiêm phòng 3 lần gồm 2 mũi lở mồm long móng, 1 mũi tụ huyết trùng; nay chỉ tiêm 1 mũi tụ huyết trùng và 1 mũi lở mồm long móng. Nhờ được nuôi nhốt trong chuồng sạch sẽ nên đàn bò của xã Ia Tô không xuất hiện dịch bệnh, mang lại nguồn thu đáng kể cho bà con.

Ông Ngô Nhạc Lâm-Viên chức phụ trách thú y thuộc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai-cho biết: Toàn huyện có đàn bò trên 15 ngàn con (khoảng 10% bò lai). Hiện trên 90% số hộ có bò đã làm chuồng nuôi kiên cố và khoa học. Kết quả trên là nhờ vào công tác tuyên truyền, vận động của ngành Nông nghiệp và chính quyền địa phương.

“Từ khi có chuồng nuôi nhốt, đàn bò của huyện không có trường hợp bị chết do ăn phải mủ cao su. Bên cạnh đó, công tác thú y được thực hiện bài bản. Từ năm 2018 đến nay, huyện chưa phát hiện ổ dịch nào trên đàn bò”-ông Lâm thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.