Nỗ lực đưa hàng Việt về nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ở nhiều vùng xa trung tâm thành phố, việc mua sắm hàng hóa có chất lượng cao không hề dễ, bởi sự tràn lan của những mặt hàng giá rẻ mà đi đôi với nó có sự bất ổn về nguồn gốc, xuất xứ... Do đó, những chuyến hàng lưu động về nông thôn thật sự là kênh bán hàng đáng tin cậy, giúp người dân có thêm cơ hội mua sắm.

Với tiêu chí là nhà phân phối hàng Việt, Co.op Mart Pleiku đã nỗ lực trong mọi hoạt động nhằm đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng. Nhiều năm nay, Co.op Mart Pleiku được xem là đơn vị góp mặt nhiều nhất trong những chuyến hàng Việt về nông thôn ở nhiều địa phương trong tỉnh. Ngoài các chương trình do Sở Công thương tổ chức định kỳ, từ ngày thành lập đến nay, siêu thị luôn chủ động duy trì đưa các chuyến hàng về các xã của huyện Chư Sê, Chư Pah, Mang Yang, Phú Thiện, Ia Grai... tạo điều kiện để bà con vùng nông thôn có nhiều cơ hội mua sắm.
 

Ảnh: Lê Lan
Ảnh: Lê Lan

Nhớ về những đợt tổ chức bán hàng lưu động trước đây, chị Thanh Hường (ngụ ở thị trấn Ia Ly-huyện Chư Pah) tỏ ra khá hài lòng: “4 chuyến bán hàng lưu động của siêu thị tổ chức trên địa bàn, chị đều mua được rất nhiều hàng. Giá bán so ra rẻ hơn ngoài chợ, mua ở quầy lưu động của siêu thị yên tâm không lo lầm hàng, khi mà trên thị trường có không ít hàng hóa trôi nổi không nhãn mác, bao bì. Những lần bán hàng như vậy rất tiện cho bà con khi không phải mất công đi hàng mấy chục cây số đến siêu thị ở thành phố mà vẫn mua được hàng đảm bảo có giá tốt”. Còn chị Nhung-một người dân ở huyện Phú Thiện đã không giấu vẻ vui mừng khi được tham gia chương trình. Chị cho biết đã cùng cả gia đình đến tham quan mua sắm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Theo chị đây là cơ hội để bà con được tiếp cận hàng hóa có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm...

Bình quân mỗi năm có khoảng 14 chuyến hàng lưu động về nông thôn, trong đó 10 chuyến tự tổ chức và 4 chuyến đi theo chương trình của Sở Công thương. Như vậy trong vòng 7 năm qua, Co.op Mart Pleiku đã đưa gần 100 chuyến hàng lưu động đến nhiều địa phương trong tỉnh phục vụ việc mua sắm của bà con. Trước tình trạng hàng kém chất lượng tràn lan ở các vùng nông thôn, những chuyến hàng về nông thôn của siêu thị luôn theo tiêu chí là hàng sản xuất trong nước có chất lượng đảm bảo hoặc hàng Việt Nam chất lượng cao. Tùy từng vùng mà chọn lọc bán sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, từ hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình cho đến thực phẩm công nghệ...

Ông Bùi Quốc Bình-Phó Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Pleiku chia sẻ: Trong những đợt bán hàng lưu động, Co.op Mart đã dành một khoản kinh phí cho các chương trình khuyến mãi giảm giá ở tất cả các mặt hàng. Trước đây, mỗi chuyến hàng (trong 3 ngày) đạt doanh số trung bình khoảng 90 triệu đồng, nhưng chừng 2 năm nay trở lại đây do ảnh hưởng tình hình kinh tế chung, sức mua của người dân kém, dẫn đến doanh số giảm đến 2/3. Chi phí cho vận chuyển và nhân viên phục vụ đã nằm giá khoảng 15 triệu đồng, trong khi doanh số chỉ được 30 triệu đồng nên rất nhiều chuyến bị lỗ, gọi là đạt hơn cũng chỉ huề vốn. Mặc dù vậy nhưng Co.op Mart luôn cam kết vì cộng đồng, sẵn sàng chia sẻ khó khăn để có những chuyến hàng phong phú, chất lượng và giá cả tốt nhất. Bên cạnh đó, những chuyến đi đơn vị luôn dành khoản kinh phí cho công tác xã hội từ thiện tại địa phương.

Có thể nói các đợt bán hàng lưu động là cơ hội để gắn kết giữa sản phẩm Việt Nam và người tiêu dùng trong nước, góp phần làm thay đổi nhận thức tiêu dùng, tạo tâm lý sử dụng và ưa chuộng hàng Việt của đại bộ phận người dân. Đặc biệt, hình thức bán hàng này đã và sẽ là kênh quảng bá hàng Việt hiệu quả nhất. Chuẩn bị cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Mùi tới đây, đơn vị đã lên kế hoạch cho những chuyến hàng nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, với nhiều khuyến mãi hấp dẫn như đang triển khai tại siêu thị với giá giảm 5-40%.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null