Những ứng viên Giáo sư, Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong số các ứng viên vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước đồng ý xét duyệt chức danh giáo sư năm 2020, ông Lê Anh Vinh là người trẻ tuổi nhất, 37 tuổi. Ông cũng là một trong ba ứng viên được xét công nhận chức danh giáo sư ngành Toán năm nay.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2020 đủ điều kiện để được xét công nhận.

Theo danh sách này, trong số 39 ứng viên chức danh giáo sư năm 2020, ông Lê Anh Vinh - người được biết đến là tiến sĩ Đại học Harvard - là người trẻ tuổi nhất.

Ông sinh năm 1983, là cựu học sinh chuyên toán Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, từng giành Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2001.

Năm 2010, khi mới 27 tuổi, ông Vinh nhận bằng Tiến sĩ của ĐH Harvard (Mỹ).

Năm 2013, ông là người trẻ nhất Việt Nam được công nhận chức danh Phó Giáo sư khi mới tròn 30 tuổi.

Năm 2017, ông Lê Anh Vinh được bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (trực thuộc Bộ GDĐT).

Bộ GDĐT cũng có quyết định giao nhiệm vụ phụ trách Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho PGS.TS Lê Anh Vinh kể từ 1.11.2020.


 

 Ông Lê Anh Vinh - Tiến sĩ Harvard 37 tuổi là ứng viên trẻ nhất đạt chuẩn Giáo sư 2020.
Ông Lê Anh Vinh - Tiến sĩ Harvard 37 tuổi là ứng viên trẻ nhất đạt chuẩn Giáo sư 2020.



Với chức danh phó giáo sư năm 2020 vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước đồng ý xét duyệt, ông Lê Minh Triết, sinh năm 1987, ngành Toán học, Trường Đại học Sài Gòn là ứng viên trẻ nhất được xét duyệt.

Theo báo cáo của Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, năm 2020 có 87 Hội đồng GS cơ sở có ứng viên đăng ký và nộp hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS với 542 hồ sơ ứng viên, trong đó 77 hồ sơ ứng viên GS, 465 hồ sơ ứng viên PGS.

Như vậy, tổng số hồ sơ xét chính thức tại các Hội đồng GS ngành/liên ngành năm 2020 là 450 hồ sơ, trong đó có 66 ứng viên GS và 384 ứng viên PGS.

Tiếp nhận hồ sơ ứng viên từ các Hội đồng GS ngành, liên ngành, Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã phối hợp các đơn vị chức năng của Bộ GDĐT và Thường trực các Hội đồng GS ngành, liên ngành kiểm tra, rà soát minh chứng của toàn bộ hồ sơ ứng viên, báo cáo Thường trực Hội đồng Giáo sư Nhà nước trước khi trình Hội đồng Giáo sư Nhà nước xét và công nhận đạt chuẩn.

Sau khi có ý kiến rà soát của Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước, có 14 ứng viên xin rút hồ sơ không xét tiếp, trong số này có 1 ứng viên GS và 13 ứng viên PGS.

Số ứng viên chính thức được xét tại Hội đồng Giáo sư Nhà nước là 343 ứng viên (39 ứng viên GS và 304 ứng viên PGS).

Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã dành một ngày thảo luận công khai hồ sơ từng ứng viên, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành bỏ phiếu đối với kết quả xét của Hội đồng GS ngành, liên ngành và danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

Kết quả, số ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định là 339 ứng viên (39 ứng viên GS, 300 ứng viên PGS). Các ứng viên GS, PGS năm 2020 được đánh giá có chất lượng khá tốt, năng lực ngoại ngữ tốt, hầu hết có công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI, Scopus.

Việc công khai thông tin ứng viên đạt tiêu chuẩn trên trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học và trang thông tin điện tử của Hội đồng GS nhà nước đã phản ánh tính công khai, minh bạch của quá trình xét đạt tiêu chuẩn GS, PGS.

https://laodong.vn/giao-duc/nhung-ung-vien-giao-su-pho-giao-su-tre-nhat-viet-nam-nam-2020-860277.ldo
 

Theo Đặng Chung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

(GLO)- Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai) tổ chức cho học sinh tìm hiểu giáo dục Nhật Bản tại các trường đại học hàng đầu, qua đó giúp các em có định hướng tốt cho việc học và nghề nghiệp trong tương lai.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

(GLO)- Ngày 17-4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định ký ban hành Quyết định số 290/QĐ-SGDĐT về việc giải thể Trung tâm ngoại ngữ The Star (có địa điểm hoạt động tại số 74 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), thuộc Công ty TNHH The Star English Center.