Những người tiên phong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Họ là những tiến sĩ thuộc thế hệ 7X, 8X nhưng đều là những người tiên phong việc công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội, lĩnh vực vốn được xem là chậm chân hơn so với khoa học tự nhiên về mức độ hội nhập quốc tế.

Đó là TS. Nguyễn Việt Cường, Viện Nghiên cứu chính sách công, trường Đại học Kinh tế quốc dân, người lọt vào tốp 5% nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu theo xếp hạng của REPEC. Đó là TS. Phạm Hiệp, TS trẻ 8X mới trở về từ Đài Loan (Trung Quốc), một trong những người đi tiên phong về minh bạch dữ liệu trong giáo dục ĐH Việt Nam.

 

Một buổi trao đổi học thuật với thầy... ngoại.
Một buổi trao đổi học thuật với thầy... ngoại.

TS. Nguyễn Việt Cường - từ ngưỡng mộ chuyển thành hiện thực

Gặp TS. Nguyễn Việt Cường trong một buổi sáng mùa đông, vốn là nhà khoa học nên anh không nói nhiều, khá kiệm lời. Chia sẻ về con đường đưa anh đến với các bài báo quốc tế, anh cho biết khoảng 10 năm trước, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tự nhiên đã xuất hiện nhiều nhưng trong lĩnh vực kinh tế thì rất ít.

“Ngày đó, tôi gặp lại một số người bạn đi học nước ngoài về làm việc tại Việt Nam và họ đã có những bài báo công bố trên thế giới. Tôi ngưỡng mộ lắm. Tôi muốn thử xem mình có viết được không. Ban đầu, tôi tự tìm một chủ đề nào đó rồi viết, rồi gửi bài. Cứ như thế, vừa viết vừa học hỏi kinh nghiệm từ thầy cô, từ bạn bè, đồng nghiệp, viết dần thành quen. Lúc đầu mà nói say mê luôn thì chắc không phải” – TS. Nguyễn Việt Cường thú nhận.

Bài báo khoa học đầu tiên của anh trên tạp chí khoa học quốc tế vào năm 2008 là “Đánh giá tác động của kiều hối lên giảm nghèo và bất bình đẳng” đăng trên Tạp chí Economic Bulletin. Anh không còn nhớ rõ “hình hài” nó thế nào, vì sau đó, anh bảo do viết nhiều quá. Cũng chính vì năng suất hơi cao nên đôi khi theo anh, chất lượng các bài báo chỉ ở mức khá. Bây giờ, có lẽ do đã qua giai đoạn “say máu chiến thắng” nên anh “kén” các đề tài hơn rất nhiều.

 

TS. Nguyễn Việt Cường.
TS. Nguyễn Việt Cường.

Để có được thành công như ngày hôm nay, theo TS. Nguyễn Việt Cường đó là  nằm ở sự hợp tác. Làm nghiên cứu theo nhóm rồi tập trung viết bài cùng nhau, giúp anh học hỏi được rất nhiều từ bạn bè đồng nghiệp. Tuy nhiên, anh vẫn đau đáu một điều là làm thế nào để “lôi kéo” được mọi người cùng tham gia nghiên cứu khoa học. Đôi khi nghe anh nói về ý tưởng của mình, bạn bè, đồng nghiệp rất hào hứng tham gia, nhưng khi bắt tay vào làm thì những người muốn đi đến cùng với anh cứ rơi rụng dần.

“Cũng phải thôi, viết một bài báo quốc tế, làm việc toàn thời gian phải mất 3-4 tháng với những người viết quen. Còn người mới thì lâu hơn. Nhưng chẳng để làm gì. Thưởng không đáng là bao, còn điểm cộng để xét GS, PGS thì cũng chỉ tương đương bài báo trong nước” – TS. Nguyễn Việt Cường chia sẻ.  Tuy nhiên, TS. Nguyễn Việt Cường cũng rất lạc quan khi khẳng định hiện nay, các bài báo công bố quốc tế đối với lĩnh vực kinh tế đang có sự phát triển, tăng theo thời gian. Nhiều bạn trẻ đi học ở nước ngoài trở về nước làm việc nên còn nhiều tiềm năng.

Theo bảng xếp hạng mới đây của dự án Nghiên cứu kinh tế RePec, Việt Nam có hai nhà kinh tế lọt vào top 5% trong tổng số hơn 55.000 nhà kinh tế trên thế giới. Trong đó, TS. Nguyễn Việt Cường là người duy nhất đang làm việc tại Việt Nam. Nhiều nghiên cứu của anh được xuất bản ở các tạp chí quốc tế như American Political Science Review, World Bank Economic Review, …

Trong số đó có bài giành giải Bài nghiên cứu xuất sắc nhất năm 2015 của The Journal of International Trade & Economic Development với nghiên cứu về “Tác động của thuận lợi hóa thương mại lên nghèo đói và bất bình đẳng: Bằng chứng từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình”. Theo thống kê của REPEC, TS. Nguyễn Việt Cường đã công bố 95 ấn phẩm nghiên cứu và 50 bài báo khoa học trong giai đoạn từ 2002 đến nay.

Những tháng cuối năm 2017, dư luận bất ngờ với kết quả công bố  mạng lưới 400 các nhà khoa học xã hội Việt Nam do Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Thành Tây và Văn phòng Vương & Associates thực hiện.  Một trong số tác giả của bản công bố này là TS. Phạm Hiệp, nhà nghiên cứu giáo dục trẻ vốn thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng bình luận về các sự kiện nóng của giáo dục ĐH trong cả nước.

 

TS. Phạm Hiệp.
TS. Phạm Hiệp.

TS. Phạm Hiệp cho biết đây là dự án của nhóm anh tiến hành từ đầu năm 2017 và đến nay đã có 5 bài báo được đăng trên các tạp chí Scopus và ISI. Chia sẻ về ý tưởng của mình, TS. Phạm Hiệp cho biết minh bạch kết quả hoạt động để người học, phụ huynh và xã hội biết mà đánh giá chính xác về chất lượng nhà trường luôn là vấn đề nóng đối với giáo dục ĐH.

“Từ năm 2009, Bộ GD&ĐT đã có quy định 3 công khai trong đó yêu cầu tất cả các trường ĐH phải minh bạch thông tin và kết quả hoạt động”- TS. Phạm Hiệp cho hay. Tuy nhiên, theo anh, khi thực hiện chủ trương này, có một số hạn chế. Thứ nhất, quy trình làm thiếu khâu kiểm tra dữ liệu nên mạnh trường nào trường đó công bố. Thứ hai, thiếu chỉ số đầu ra. Thứ ba, thiếu một website tổng hợp toàn bộ kết quả dữ liệu.

Từ thực tế đó, TS. Phạm Hiệp và nhóm nghiên cứu xác định một hướng đi  cho mình đó là lựa chọn vấn đề minh bạch số liệu trong khoa học-giáo dục, mà trước hết là kết quả công bố quốc tế của các nhà khoa học người Việt trong ngành khoa học xã hội để nghiên cứu. “Các nước đã làm rất bài bản về vấn đề này. Do đó, tôi tin là hướng đi của mình là đúng” - TS. Phạm Hiệp chia sẻ.  Dự án mạng lưới các nhà khoa học xã hội Việt Nam ra đời lần đầu tiên “định vị” nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu ban đầu, anh cũng cho rằng khoảng cách nghiên cứu khoa học giữa ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở nước ta đang được rút ngắn. Thời gian gần đây, ngành khoa học xã hội đang có sự đổi mới, vươn lên mạnh mẽ. Các nhà khoa học trẻ (30 tuổi, 40 tuổi) từ nước ngoài về đã có những đóng góp nhất định. Anh cũng cho biết thêm, về lâu dài, dự án của nhóm sẽ không chỉ dừng lại ở ngành khoa học xã hội mà có thể sẽ rẽ sang cả các ngành khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa...

Nghiêm Huê/tienphong

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.