Những người thầy gieo mầm hướng thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong không gian yên tĩnh, chỉ có gió và nắng bên lớp học trong khuôn viên phân trại số 2 - K2 - Thủ Đức, tiếng đọc vần vẫn đều đều vang lên. Ở đó là những gương mặt đã nhuốm màu thời gian, đang chăm chú học từng con chữ. Đây là một trong những lớp xoá mù chữ của trại giam Thủ Đức (thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận).

Vừa dạy chữ vừa hướng thiện

Lớp học xoá mù ở K2 năm nay có 30 người. Sau những ngày đầu nhập học, giờ mỗi học viên trong lớp đã có thể đọc, viết được. Trong lớp học độ tuổi cũng khác nhau. Họ vào đây với án tích khác nhau, tuy nhiên, ngồi trong lớp học, ai cũng chăm chú lắng nghe.

 

 

Đại úy Trịnh Ngọc Huân - cán bộ giáo dục đang dạy xoá mù cho các phạm nhân cho biết, trại thường xuyên phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện Hàm Tân mở các lớp xoá mù, mỗi khóa học 9 tháng. Vào mỗi kỳ kiểm tra, kết thúc khóa học Phòng GD&ĐT sẽ vào thẩm định chất lượng và cấp chứng chỉ xóa mù chữ mức 1 cho phạm nhân.

Năm nay, trại giam Thủ Đức có 6 lớp xoá mù, mỗi lớp tuỳ theo từng phân trại có khoảng từ 20 - 30 học viên. Chia sẻ về quá trình dạy và học của các phạm nhân, đại uý Trịnh Ngọc Huân trải lòng, những phạm nhân khi được đi học xoá mù đều rất phấn khởi và chịu khó học.

Ban đầu, các phạm nhân thường có tâm lý mặc cảm lỗi lầm và bất mãn, nên việc dạy học rất khó khăn. Nhiều người đã quá nửa đời người lần đầu cầm bút viết, cứng tay không biết viết như thế nào; lúc đó, thầy cô giáo sẽ cầm tay hướng dẫn nắn nót từng nét chữ. Cứ như vậy, mỗi một khóa học kết thúc, tất cả phạm nhân đều được xoá mù.

Trong khi đó, đại uý Trần Thị Diễm Thi thì cho rằng, lớp học xoá mù trong trại hoàn toàn khác với lớp học ở ngoài bởi, án tích của phạm nhân rất nhiều, phạm nhân không biết chữ toàn là người lớn tuổi nên khi bắt đầu vào học rất vất vả.

Ở đây, không chỉ dạy đọc, dạy viết mà người giáo viên còn dạy đạo đức, hướng thiện, đi sâu vào tâm lý từng phạm nhân để nắm bắt được tâm tư của họ để điều chỉnh phương pháp giáo dục, sao cho họ tiếp thu và cải tạo được tốt nhất. Hiện, đại uý Trần Thị Diễm Thi đang đứng lớp ở K3, với 25 học viên, hầu hết đều là phạm nhân lớn tuổi nên phải dạy từng ly từng tý một.

Phạm nhân Nguyễn Thị Mỹ Phượng sinh năm 1973 chia sẻ: “Hơn nửa đời người mới biết viết, biết đọc tôi thật hạnh phúc. Giờ tôi có thể viết thư về cho gia đình. Cảm ơn những người thầy cô đã giúp tôi biết được con chữ, để sống tốt hơn sớm trở về với gia đình”.

Cảm hóa phạm nhân bằng tình người

23 năm gắn bó với trại giam Thủ Đức trong đó có 10 năm làm công tác giáo dục, Trung tá Đặng Minh Hà - Tổ trưởng Tổ giáo dục phân trại số 3 (K3) chia sẻ, trại giam như một xã hội thu nhỏ, mỗi người một trình độ, nhận thức khác nhau, do vậy để cảm hoá họ thì bài học lớn nhất đối với người làm công tác giáo dục trong trại giam là tình người. Trước hết, là sự tôn trọng, cách ứng xử vừa mềm mỏng, nhưng nghiêm khắc, gương mẫu thì phạm nhân mới tin.

Phạm nhân Lê Thị Thu Hương sinh năm 1978 cho biết: “Vào trại được học chữ, học văn hoá tôi rất vui, nhất là sự cần mẫn hướng dẫn và động viên của cán bộ quản giáo, cán bộ làm công tác giáo dục, những thầy cô giáo đã uốn nắn từng nét chữ cho từng người đã giúp cho mỗi phạm nhân chúng tôi cởi bỏ được gánh nặng, mặc cảm, tự ti, phấn đấu lao động cải tạo tốt để được hưởng ân xá của Đảng và Nhà nước”.

Trong trại giam, phạm nhân gọi cán bộ giáo dục là “người thầy áo xanh”. Những người thầy ở đây không chỉ đứng trên bục giảng mà còn làm rất nhiều việc, những công việc không tên: Lo cho phạm nhân từ cái ăn, cái mặc, uốn nắn họ đi vào nền nếp từ đầu tóc, cạo râu đến đi đứng, chào hỏi, dạy họ kỹ năng sống; tư vấn, giải quyết chế độ, chính sách trong thăm gặp thêm giờ; xếp loại; hòa giải…

Đại tá Trần Hữu Thông - Giám thị trại giam Thủ Đức cho biết, nghề giáo dục trong trại giam như “bảo mẫu”, chăm lo phạm nhân từ cái ăn, cái mặc, đến chỉnh sửa đầu tóc tới đời sống tinh thần. Mọi diễn biến tâm lý của phạm nhân đều phải nắm bắt và có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời.

Việc lên lớp xoá mù cho các phạm nhân là một phần trong chương trình giáo dục của trại. Những người “thầy giáo” này vừa đảm nhận nhiệm vụ chuyên môn vừa soạn giáo án, tổ chức bài vở đồng thời tìm kiếm những sáng kiến, phương pháp mới, dễ hiểu để cho các phạm nhân dễ tiếp thu nhất.

 

Niềm vui lớn nhất đối với những người thầy trong công tác giáo dục là những phạm nhân cải tạo tốt, khi hoàn lương sống hoà nhập với cộng đồng, có việc làm ổn định. “Mỗi lần nhận được thư của phạm nhân chúng tôi đều rất hạnh phúc khi nghe họ chia sẻ về cuộc sống hiện tại; thấy họ hoà đồng, làm ăn lương thiện, vươn lên trong cuộc sống ai cũng rất vui. Cánh cửa cuộc đời đã rộng mở đối với họ, hy vọng họ được hạnh phúc và sống đẹp với đời” - Trung tá Đặng Minh Hà nói.

Cái khó nhất mà cán bộ giáo dục trại giam Thủ Đức đã làm được là cán bộ quản giáo, giáo dục là cầu nối hòa giải người bị kỷ luật và người ra kỷ luật đều thấy hài hòa. Ai cũng vui khi được giải toả tâm lý, nhưng vẫn đảm bảo tính nghiêm minh, chỉ ra được cái đúng, cái sai của phạm nhân.

Với những người làm công tác giáo dục trong trại giam, đối với những phạm nhân họ là những người “thầy” đặc biệt quan trọng trong quá trình cải tạo. Những người “thầy” đã từng bước tạo ra được môi trường trong trại lành mạnh, không có “đại bàng”, để phạm nhân có được một môi trường cải tạo tốt; Đảm bảo công tác quản lý giáo dục phạm nhân đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, đúng pháp luật của Nhà nước; dân chủ, công bằng, khách quan trong việc giảm án, xếp loại và các chế độ giáo dục khác.

Lưu Hiệp/GDTĐ

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.