Những người tạo "quyền năng âm thanh" trên Cao nguyên Đá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Con trai không biết thổi khèn thì cây ngô không mọc, con gái không biết nghe khèn thì dòng suối không biết chảy đi đâu...” đó là câu dân ca người Mông hay hát trong những lúc lao động trên những vạt núi cao, nương xa. Nghe tiếng khèn, người Mông như quên đi bao vất vả, lo toan. Có thể nói, nếu tiếng khèn có một sức mạnh tinh thần diệu kỳ về tinh thần thì nghệ nhân chế tác ra cây khèn chính là những người có “quyền năng” huyền bí bởi đã tạo nên "báu vật khèn" của người Mông.

 Biểu diễn khèn Mông.
Biểu diễn khèn Mông.
1. Trong ngày hội Văn hóa dân tộc Mông được tổ chức ở TP.Hà Giang năm 2017, chúng tôi đã tình cờ được mục sở thị những nghệ nhân người Mông trình diễn cách làm khèn để giới thiệu đến du khách. Khi đó, bằng những vật liệu đã chuẩn bị sẵn, hai nghệ nhân Mua Mí Hồng và Mua Mí Sính ở xã Pa Vi (huyện Mèo Vạc) đã thoăn thoắt lắp ráp và giới thiệu ý nghĩa và chức năng của từng bộ phận chiếc khèn. Những người “ngoại tộc” như chúng tôi bị cuốn hút vô cùng, dằn lòng sẽ lên Pa Vi vào một dịp khác để có thể hiểu hơn về cây kèn, nhìn thì đơn giản nhưng chứa đựng tầng tầng, lớp lớp văn hóa của đồng bào Mông. Và rồi về chốn đô thị, những âm thanh của cuộc sống hối hả cứ cuối đi. Lần lựa mãi đến cuối mùa xuân 2020, chúng tôi mới thu xếp để ngược ngàn lên Cao nguyên Đá, thực hiện lời hẹn với hai nghệ nhân làm kèn nơi nghách núi Mèo Vạc. Đáng nhẽ, mùa Xuân là mùa hội, mùa múa khèn, mùa con trai hát gọi con gái trên Cao nguyên Đá nhưng do đại dịch COVID-19, các hoạt động đó đã bị gián đoạn.

 Những chiếc lưỡi gà do nghệ nhân Mua Mí Sính chế tác.
Những chiếc lưỡi gà do nghệ nhân Mua Mí Sính chế tác.
Anh Mua Mí Hồng không nhớ đến lời hẹn của tôi từ năm 2017, bởi từ đó đến nay, anh tiếp hàng trăm đoàn cán bộ văn hóa, các nhà nghiên cứu dân tộc học rồi nhà báo đến để tìm hiểu về chiếc khèn Mông. Mí Hồng bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng câu nói của bố truyền lại: “Bất cứ bản nào của người Mông ở Cao nguyên đá này, đều phải có 3 ông thầy. Ông thầy thứ nhất là ông thầy dạy nghề rèn, chuyên chế tạo các nông cụ đặc biệt để cày bừa mưu sinh trên núi đá. Ông thầy thứ 2 của bản là ông thầy cúng, chuyên coi sóc chuyện tâm linh cho cộng đồng. Và ông thầy thứ 3 là ông thầy làm khèn  - người truyền tải những giai điệu tình yêu và văn hóa của người Mông”.
 Lão nghệ nhân Mua Mí Sính thẩm âm những chiếc “lưỡi gà” mới chế tác.
Lão nghệ nhân Mua Mí Sính thẩm âm những chiếc “lưỡi gà” mới chế tác.
Mí Hồng cũng trạc tuổi tứ tuần như tôi nhưng có kinh nghiệm làm khèn Mông đã hơn 20 năm, dĩ nhiên nghề này cũng do bố truyển lại. Chục năm trước, Mí Hồng nghĩ, phải biết, phải hiểu và duy trì bí quyết làm khèn của người Mông là một trách nhiệm với bản làng - cũng như bố Hồng, cả một đời đi khắp Cao nguyên đá để tìm vật liệu làm khèn, khi về với đá, tâm nguyện cuối cùng củng chỉ có cây khèn mang theo. Nhưng đến đời Mí Hồng, nghề làm khèn có thể nuôi sống được gia đình, bởi mỗi cây khèn Mông do Mí Hồng sản xuất đều bán từ 1 - 2 triệu đồng.
Lão nghệ nhân Mua Mí Sính với những công đoạn chế tác “lưỡi gà” cho chiếc khèn Mông.
Lão nghệ nhân Mua Mí Sính với những công đoạn chế tác “lưỡi gà” cho chiếc khèn Mông.
2. Mí Hồng cho biết, để làm được một cây khèn chuẩn phải rất công phu và tốn thời gian. Đầu tiên phải tìm được loại cây gỗ làm bầu khèn. Nhất định phải là khúc gỗ của cây thông đá thì tiếng khèn mới hay. Loại gỗ này bây giờ hiếm lắm, chỉ còn ở vùng rừng núi Lao Và Chải của Yên Minh. Khi tìm được cây gỗ, Mí Hồng cắt khúc khoảng 80 cm, bổ đôi và tiến hành ngay bước đầu tiên chế tạo cây khèn đó là khoét rỗng theo chiều dài thân cây rồi áp 2 thân cây vào như cũ, buộc chặt lại. Từ những đoạn gỗ tươi sau đó được mang về để cho khô lại thì mới tiến hành tạo hình dáng cho bầu khèn và khoét các lỗ trên thân khèn.
 

 
 Công đoạn gọt bầu đàn của Mua Mí Hồng.
Công đoạn gọt bầu đàn của Mua Mí Hồng.
Bên cạnh gỗ là những ống trúc, để có những ống trúc làm khèn phải lựa chọn những cây trúc có trên 10 năm tuổi, thẳng đẹp, chặt về phơi khô rồi mới tiện lỗ, lắp ráp lại với thân khèn. Đặc biệt, sợi dây dùng để quấn quanh thân khèn là vỏ cây đào rừng. Vỏ cây đào rừng có đặc tính rất chắc và bền. Những đường cuốn quanh thân khèn vừa để giữ thân khèn và cũng tạo điểm nhấn có tính thẩm mỹ cao.
3. Cùng bản với Mí Hồng là lão nghệ nhân Mua Mí Sính. Ông Mua Mý Sính nổi tiếng khắp Cao nguyên đá bởi biệt tài chế “lưỡi gà” và chỉnh âm chỉnh âm cho chiếc khèn Mông. Ông Sính cho rằng: “Khó nhất trong các công đoạn làm khèn là rèn “lưỡi gà” và chỉnh âm. "Lưỡi gà" của khèn được làm từ loại đồng nguyên chất, được rèn cẩn thận, tán mỏng. Người thợ sẽ thử "lưỡi gà" bằng cách đập nhẹ vào tay rồi đưa lên tai nghe thử. Người mới làm khèn không phải ai cũng biết cách chỉnh âm.
Một cụ già biểu diễn khèn Mông ở phố cổ Đồng Văn.
Một cụ già biểu diễn khèn Mông ở phố cổ Đồng Văn.
Có lẽ vì thế mà ngay tại xã Pa Vi đã chuyên môn hóa trong khâu chế tác khèn Mông. Mí Hồng thì chuyên đi khắp Cao nguyên đá tìm nguyên liệu để chế biến, ông Sính chuyên lắp ráp, chế tác “lưỡi gà” và chỉnh âm cho khèn. Ông Sính bảo rằng, khèn của người Mông trên Cao nguyên đá thường được sử dụng đám tang và vui chơi lễ hội. Khèn trong đám tang để tỏ lòng xót thương, luyến tiếc người quá cố, trường hợp này các bài khèn nhằm ôn lại lịch sử của con người từ khi sinh ra, lớn lên rồi trở về cõi vĩnh hằng. Khi vui chơi lễ hội thi thố tài năng, bộc lộ ý chí, nghị lực của con người, người chơi khèn vừa múa, vừa thổi những bài hát ngợi ca quê hương, bản làng, giãi bày tâm tư, tình cảm bằng tiếng khèn véo von, say đắm lòng người. 
Con trai Mông trên Cao nguyên Đá từ 13 tuổi đã có cây khèn trên vai mỗi khi lên nương, xuống chợ. Người Mông khi vui, khi buồn đều mang khèn ra thổi như gửi gắm cả tâm tư, tình cảm của mình trong tiếng khèn. Vào mùa xuân hay những dịp lễ, hội, tiếng khèn của người Mông vang vọng khắp núi rừng, nương đá tai mèo, đánh thức cả chim muông, cây cối nơi bản rẻo cao. Tiếng khèn là phần hồn, là âm thanh của cuộc sống, cốt cách người Mông. Bởi vậy mà chàng trai Mông nào thổi khèn hay, múa khèn giỏi sẽ luôn nhận được sự quý mến, nể phục của nhiều cộng đồng. Đặc biệt, những người chế tác ra những chiếc khèn như hai nghệ nhân Mua Mí Hồng và Mua Mí Sính được người Mông coi như “báu vật sống” trên Cao nguyên đá.


Từ cuối năm 2016, Sở VHTT&DL Hà Giang phối hợp với huyện Mèo Vạc tổ chức lớp truyền dạy kỹ thuật chế tác nhạc cụ khèn Mông tại xã Pả Vi do hai nghệ nhân Mua Mí Hồng và Mua Mí Sính đứng lớp, nhằm truyền dạy cho các bạn trẻ biết về kỹ thuật chế tác khèn, từng bước khôi phục và gìn giữ, bảo tồn được nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.

Theo TRỊNH THÔNG THIỆN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null