Những ngư dân Việt bị giam ở Indonesia - Kỳ 3: Những cuộc đào thoát của ngư dân Việt bị giam ở Indonesia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết có hai tàu cá Việt mang số hiệu BV 92658TS và BV 92659TS cùng 13 ngư dân ngày 21-10-2016 bị tàu hải quân Indonesia truy đuổi và bắn trong khi khai thác hải sản tại vùng chồng lấn ở khu vực đặc quyền kinh tế đang phân định giữa hai nước.


Ba ngư dân bị thương, trong đó một ngư dân qua đời sau đó sáu ngày vì thương tích nặng.
 

Ngư dân Việt Nam tại Indonesia sau khi được tha, chờ làm thủ tục về lại Việt Nam.
Ngư dân Việt Nam tại Indonesia sau khi được tha, chờ làm thủ tục về lại Việt Nam.

Bị bắn trong vùng “chưa phân định”

Ngư dân không may mắn đó tên Nguyễn Văn Trung (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Sáng 21-10-2016, hai tàu trên và một tàu khác đang khai thác cá trong khu vực đặc quyền kinh tế đang phân định giữa hai nước thì bị lực lượng chức năng Indonesia truy đuổi.

Ba chiếc tàu này nổ máy lao về phía vùng biển Việt Nam. Lực lượng chức năng Indonesia đã nổ súng, Trung không may bị dính ba phát đạn, hai ngư dân còn lại bị bắn vào chân.

Cả ba ngư dân sau đó được đưa vào bệnh viện hải quân ở Tanjung Pinang (đảo Riau), ba ngày sau tình trạng của Trung không có dấu hiệu khả quan, phía Indonesia chuyển Trung đến bệnh viện hải quân ở thủ đô Jakarta, nhưng vết thương quá nặng nên anh đã không qua khỏi.

Thi thể Trung được bàn giao cho Đại sứ quán VN tại Indonesia để đưa đi hỏa táng. Tro cốt Trung sau khi hỏa táng được cho vào một túi vải màu đỏ, đặt trong một hộp nhựa màu xám và đưa về Việt Nam.

Sau cái chết của Trung, đại diện Bộ Ngoại giao đã trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam phản đối hành động của các lực lượng chức năng Indonesia.

Đồng thời, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Indonesia theo sát vụ việc, làm rõ thêm những thông tin liên quan và có các biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với các ngư dân đang được điều trị.

Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thời điểm đó, tuyên bố: “Việt Nam yêu cầu các cơ quan chức năng Indonesia nhanh chóng điều tra vụ việc, xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm, đồng thời bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam”.

Bỏ trốn trong đêm mưa

Hôm chúng tôi đến trạm tạm giam của kiểm ngư ở đảo Batam, từ cổng vào đến bên trong nhà điều hành khá vắng lặng.

Các nhân viên kiểm ngư cho biết cách đây hai ngày có hai thuyền trưởng Việt bỏ trốn nên lãnh đạo trạm đã yêu cầu tăng cường kiểm tra an ninh đối với các ngư dân còn lại. Toàn bộ điện thoại, giấy tờ tùy thân, tiền bạc... của ngư dân đều bị thu giữ.

“Đêm đó mưa lớn lắm, ai cũng ngủ ngon sau mấy ngày trời nắng nóng. Tới sáng ra điểm danh thì mới biết là mấy ổng trốn mất tiêu rồi” - ngư dân Nguyễn Văn Ích (Kiên Giang) bị tạm giam ở đây gần sáu tháng kể.

Hai thuyền trưởng này đã ký biên bản chuẩn bị ra tòa vì hành vi mà phía Indonesia cho là cố ý đưa tàu vào vùng biển của họ đánh cá.

“Mấy ổng bỏ trốn không biết có thoát không nhưng giờ thì khổ cho tụi tui, phải chịu cảnh kiểm soát gắt gao hơn trước” - anh Ích nói.

 

Ngư dân Việt lên máy bay ở đảo Natuna để bay về đảo Batam chờ về Việt Nam.
Ngư dân Việt lên máy bay ở đảo Natuna để bay về đảo Batam chờ về Việt Nam.

Trao đổi với chúng tôi, ông Akhamadon, trưởng cơ quan kiểm ngư đảo Batam, thừa nhận họ buộc phải gia tăng tình trạng kiểm soát chặt chẽ sau sự cố này. Hai thuyền trưởng người Việt đó chưa ra tòa và chịu trách nhiệm trên hai con tàu mang biển kiểm soát của Malaysia.

Theo ông này, nhiều khả năng họ có liên lạc với chủ tàu người Malaysia hoặc những người Indonesia gốc Việt để trốn ra ngoài vì họ không biết giao tiếp bằng tiếng Anh hay tiếng Bahasa (ngôn ngữ mà Indonesia và Malaysia dùng chung).

Ông Akhamadon cho biết đã liên lạc với cơ quan xuất nhập cảnh của đảo Batam để hỗ trợ tìm đưa hai thuyền trưởng này về trại, đồng thời thông báo với Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia.

Các nhân viên kiểm ngư Indonesia thừa nhận lâu nay rất hiếm trường hợp ngư dân Việt Nam bỏ trốn vì những nơi giam giữ họ đều là các đảo, muốn thoát được phải có tàu thuyền. Tình trạng trốn đi bằng tàu của ngư dân Việt Nam vốn đã có từ năm 2009 nên chính quyền Indonesia hiện đã tăng cường khá nhiều biện pháp để hạn chế cách bỏ trốn này.

Theo ngư dân Đặng Văn Ly (xã Phước Lợi, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), năm 2009 sau ba ngày bị bắt đưa lên đảo Tiga, 44 ngư dân VN trên ba con tàu ở xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tìm cách trốn được xuống tàu, cắt dây nhổ neo lao ra biển. Sau hai tuần, họ gọi điện liên lạc với các ngư dân còn bị giam trên đảo để báo tin mình đã về đến Việt Nam.

“Đó là cặp ghe của ông Quýt và một chiếc khác của ông Hòa - anh Ly nói với giọng hào hứng - Ba chiếc ghe này khi bị bắt dù đã bị lực lượng kiểm ngư tháo vôlăng, rút dầu trong ghe chuyển sang tàu của Indonesia nhưng không ngờ thuyền trưởng đã bí mật giữ lại được một ít dầu trong hầm ghe đủ để chạy về Việt Nam.

Tàu bị tháo vôlăng thì mấy tay thuyền trưởng đã dùng kìm bấm kẹp vào vị trí vôlăng để làm dụng cụ lái tàu về đến Việt Nam an toàn”.

Từ cuộc đào thoát ngoạn mục này, Indonesia đã thay đổi cách lưu giữ tàu cá vi phạm trước khi phá hủy: tháo luôn chân vịt, bắt chính ngư dân VN chất thật nhiều đá tảng vào hầm tàu... để nếu có chặt dây, tháo neo thì các con tàu cũng chẳng thể nhúc nhích đi đâu được.

Bị bắt tăng gấp đôi

Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cho biết năm 2013 chỉ có 250 ngư dân Việt Nam bị bắt khi vi phạm vùng biển Indonesia, năm 2014 tăng lên 677 trường hợp ngư dân bị bắt. Cho tới nay đã có hàng ngàn trường hợp. Tính đến hết năm 2016, VN đã đưa được hơn 1.000 ngư dân Việt Nam về nước.

Theo luật pháp Indonesia, nếu bị kết tội xâm phạm và đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia thì thuyền trưởng và máy trưởng sẽ bị phạt tù từ 6-12 tháng. Trong trường hợp vi phạm sâu bên trong lãnh thổ của Indonesia thì khi ra tòa, nếu bị kết tội vi phạm, thuyền trưởng và máy trưởng sẽ bị kết án từ 2-4 năm tù.

Trao đổi với P.V, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn khẳng định việc hai nước chưa đạt được thỏa thuận trong việc phân định vùng EEZ đã gây ra những khó khăn nhất định cho cả hai phía.

Do số lượng ngư dân Việt Nam bị bắt tăng gấp nhiều lần chỉ trong một thời gian ngắn nên đã tạo ra những áp lực công việc rất lớn cho đại sứ quán. Tuy nhiên, Đại sứ quán VN vẫn thực hiện các biện pháp bảo hộ ở mức cao nhất mỗi khi có công dân, tàu cá bị bắt giữ.

 

Ngày 1-4-2017, Indonesia đã cho đánh chìm 81 tàu cá nước ngoài tại 12 địa điểm trên khắp cả nước, trong đó có nhiều tàu cá của Việt Nam. Trong hơn hai năm áp dụng các biện pháp mạnh, đã có 317 tàu thuyền nước ngoài vi phạm đánh bắt trái phép ở các vùng biển thuộc chủ quyền của Indonesia bị tịch thu và phá hủy.

Đại sứ Tuấn cho rằng sở dĩ ngư dân bị bắt ngày càng tăng ở Indonesia là do việc quản lý ngư dân đánh bắt xa bờ của Việt Nam có sự yếu kém và buông lỏng. Công tác tuyên truyền của Việt Nam chưa đến được ngư dân nên họ không biết việc đánh bắt cá ở vùng biển Indonesia là vi phạm nghiêm trọng và sẽ bị phía nước bạn xử phạt nặng.

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cũng khẳng định Chính phủ Việt Nam không bao giờ dung túng việc ngư dân ta đánh bắt cá trên vùng biển của nước bạn. Tuy nhiên, để giảm thiểu việc này cũng cần có thời gian.

Ngoài việc vùng EEZ giữa Việt Nam và Indonesia có những khu vực chồng lấn, chưa được phân định thì bên cạnh đó là thực tế lịch sử ngàn đời nay, ngư dân hai nước có thói quen qua lại đánh cá ở các vùng biển của nhau.

Vùng EEZ và việc phân chia khu vực này theo khái niệm luật pháp quốc tế hiện đại là những điều mà các ngư dân chưa thể hiểu hết.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…