Những dòng sông tự kể: Nơi Kỳ Cùng rời đất Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Điểm cuối cùng trước khi chảy sang Trung Quốc, sông Kỳ Cùng lưu luyến uốn lượn khắp núi đồi, đồng ruộng, thôn xóm ở thôn Pắc Lạn, xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn với cảnh “trên bến dưới thuyền” như một sự tri ân mảnh đất đã đồng hành, nuôi dưỡng với bao câu chuyện vui buồn nơi xứ Lạng.
Bình yên
Từ Đồn Biên phòng Bình Nghi, chúng tôi tản bộ xuống bến thuyền nằm bên hữu ngạn sông Kỳ Cùng, thuộc địa phận bản Nà Mằn, xã Đào Viên, huyện Tràng Định. Tôi hướng ánh nhìn về khung trời rộng bao la, sông Kỳ Cùng như một dải lụa hồng chầm chậm len lỏi giữa những bãi đá ngầm, men theo các đồi mâm xôi dọc biên giới Việt- Trung. Bến sông có những tán lá cây xanh tươi, nơi có vài chiếc thuyền sắt đang buộc neo trên bờ nằm chờ khách, đợi hàng.

Cửa khẩu Bình Nghi, nơi con sông Kỳ Cùng rời đất Việt. Ảnh: Minh Dân
Cửa khẩu Bình Nghi, nơi con sông Kỳ Cùng rời đất Việt. Ảnh: Minh Dân
Anh Tỉnh, một doanh nhân kinh doanh kho tàng, bến bãi tập kết hàng xuất nhập khẩu ở Bình Nghi đưa chúng tôi dạo quanh một vòng cửa khẩu. Anh chỉ cho thấy những bản làng thấp thoáng sau lũy tre, ruộng ngô rồi nói: Pác Lạn là bản giáp biên, nơi sinh sống của gần 40 hộ dân người dân tộc Tày, Nùng yên bình với những vườn đào, mận và những rừng hồi xanh ngắt.
Theo anh Tỉnh, bến Bình Nghi ngày thường khá yên bình. Ngày trước, khi mang hàng sang Trung Quốc, người dân giáp biên thường mua những chai xì dầu, đạm tương, rau xanh mang về thì nay người dân xuôi dòng Kỳ Cùng ra phố huyện ở Tràng Định hoặc “đối lưu”, hàng hóa nhà mình đổi sản vật với anh em láng giềng hoặc tăng gia sản xuất, tự cung tự cấp.
Tôi đứng hồi lâu bên bến Bình Nghi nhìn xuống các thuyền soi bóng, trầm lặng trời vùng biên. Từ mé chúng tôi đứng trên đường xuống bến sông phải vượt qua một con dốc cao, dài khoảng một trăm mét. Phía xa xa khói lam chiều tỏa vào mây nước như bức tranh thủy mặc.
Xây dựng quê hương
Chúng tôi gặp Chủ tịch UBND xã Đào Viên Ngọc Mạnh Tiến cùng các cán bộ địa phương đi thăm bản, nắm tình hình an ninh trật tự ở những thôn bản giáp biên giới. Hai bên nhận ra nhau tươi cười, tay mắt mặt mừng. Ông Mạnh cho biết, Đào Viên là xã vùng ba còn gặp nhiều khó khăn, nhất là thời gian bùng phát dịch COVID-19. Hiện nay, toàn xã có 534 hộ với 2.536 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng huyện Tràng Định nên bà con đã học hỏi, cùng nhau phát triển kinh tế hộ gia đình.

Nhân dân và cán bộ, chiến sỹ Biên phòng Bình Nghi chung tay làm đường liên xã. Ảnh: Duy Chiến
Nhân dân và cán bộ, chiến sỹ Biên phòng Bình Nghi chung tay làm đường liên xã. Ảnh: Duy Chiến
“Đào Viên đang có phong trào xây dựng và phát triển nông lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng. Nhiều hộ trồng cây dưới tán như sa nhân, hiện nay có trên 80 ha, trong đó có khoảng 40 ha đã được thu hoạch. Bà con còn tích cực trồng cây hồi, thạch đen đặc sản. Mới đây, người dân bản địa có sản phẩm mật ong rừng tự nhiên, mang hương vị ngọt thanh, bổ dưỡng, đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Trong toàn xã có 220 hộ với 600 tổ mật ong được bán sang Trung Quốc hoặc tiêu thụ trong nước với giá từ 200 nghìn đến 250 nghìn đồng/chai. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, có gia đình đã có của ăn, của để, mua sắm các thiết bị truyền thông, nghe nhìn, qua đó nâng cao dân trí cũng như học tập được nhiều bài học, kinh nghiệp để tiếp tục nhân rộng mô hình “Vườn- ao- chuồng- đồi rừng”, ông Ngọc Minh Tiến phấn khởi giới thiệu.
Ông Tiến cho biết thêm, mới đây HĐND tỉnh Lạng Sơn và các ban ngành chức năng Lạng Sơn đã đến khảo sát thực hiện dự án trồng phát triển cây mắc ca tại xã Đào Viên. Chủ dự án là công ty Cổ phần Liên Việt Lạng Sơn cam kết sẽ có những cơ chế chính sách ưu đãi về giá của cây giống để người dân dễ dàng tiếp nhận vun trồng, nâng cao hiệu quả của cây mắc ca, góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương.
“Cửa khẩu Bình Nghi cách thành phố Cao Bằng 70 km, cách thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 23 km, theo đường thẳng về hướng Đông Nam. Cửa khẩu ở gần nơi sông Kỳ Cùng chảy ra khỏi đất Việt”. Ông Ngọc Mạnh Tiến, Chủ tịch UBND xã Đào Viên
Chúng tôi đến thăm đồn Biên phòng Bình Nghi. Vị trí của đơn vị đóng quân có phong cảnh hữu tình trên tuyến biên giới tỉnh Lạng Sơn, bởi phía trước đồn là dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn xanh mát. Nhưng cũng vì vậy mà các cán bộ, chiến sĩ nơi đây cũng vất vả hơn những nơi khác vì vừa có đường biên trên bộ lẫn đường thủy. Mùa khô còn đỡ, mùa mưa về, nhiều địa bàn biến thành “ốc đảo”, công tác địa bàn của cán bộ, chiến sĩ gặp nhiều khó khăn.
Trung tá Trịnh Đức Tùng, Chính trị viên đồn Biên phòng Bình Nghi chia sẻ: Đơn vị có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 30 km đường biên giới quốc gia, phụ trách địa bàn 2 xã Đào Viên và Tân Minh thuộc huyện Tràng Định. Người dân sinh sống nơi đây chủ yếu là người Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ. Tuy nhận thức còn tương đối hạn chế, nhưng họ rất có ý thức tuân thủ các quy định pháp luật. Chính quyền và người dân đã phối hợp tốt cùng lực lượng Biên phòng tham gia các công việc bảo vệ đường biên, mốc giới.
“Chúng tôi đã tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với nhận thức của người dân. Đơn vị thường xuyên cử cán bộ, chiến sĩ trực tiếp xuống địa bàn thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” với dân bản, giúp họ đưa cây con giống có năng suất chất lượng cao vào sản xuất và từ bỏ các tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới. Từ đó, người dân đã tích cực cùng Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt các vấn đề về cư trú, ổn định sản xuất, hôn nhân gia đình, chống đưa đón người xuất, nhập cảnh trái phép, vận chuyển, buôn bán ma túy, pháo nổ…”, Trung tá Tùng nói.
Khi chúng tôi chuẩn bị rời khu vực biên giới, anh Tỉnh tiết lộ bạn anh vừa câu được con cá lớn. Lộc sông Kỳ Cùng cứ vương vít mãi với chúng tôi khi nó chuẩn bị rời đất Việt.
Theo Nguyễn Duy Chiến (TPO)

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.