Những bữa tiệc rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Người Tây Nguyên có các món ẩm thực vô cùng phong phú gắn với môi trường sống tự nhiên. Không quá cầu kỳ trong chế biến hay nặng về yếu tố trang trí, ẩm thực bản địa có sức hấp dẫn riêng, mang đậm dấu ấn văn hóa “thuận tự nhiên”.
Bữa tiệc trong lễ cúng rừng của người Jrai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai. Ảnh: M.C

Bữa tiệc trong lễ cúng rừng của người Jrai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai. Ảnh: M.C

Lần đầu tiên tham dự lễ cúng rừng của người Jrai ở xã Ia Pếch (huyện Ia Grai), chúng tôi được chiêu đãi một bữa tiệc giữa rừng vô cùng ấn tượng và độc đáo. Thân tre già xẻ làm đôi, được cố định trên những cái chạc làm từ cây rừng chắc chắn vừa làm thành chiếc “bàn” dài, vừa trở thành dụng cụ đựng thức ăn. Mỗi đốt tre đựng một loại thịt nướng như bò, heo, gà. Khách mời và dân làng đứng hai bên bàn tiệc giữa rừng ấy vừa thưởng thức vừa trò chuyện rôm rả. Ống nứa được vát một đầu để trở thành những chiếc ly đựng rượu mời khách. Một bữa tiệc theo cách thuận tự nhiên nhất. Những vật đựng từ lá, cây rừng ấy sau đó được trả về với môi trường tự nhiên, tan biến vào tự nhiên.

Tham dự lễ cúng rừng đáng nhớ này, nhà thơ Văn Công Hùng cho rằng, tre, nứa là nguyên liệu kỳ diệu của người bản địa Tây Nguyên. Và, họ cũng là những nghệ sĩ sáng tạo khi dựa vào tự nhiên để tạo nên những giá trị độc đáo cho di sản văn hóa của mình.

Người Tây Nguyên sống thích ứng và dựa vào thiên nhiên nên hình thành văn hóa ẩm thực riêng. Điều kiện sống quyết định việc lựa chọn nguyên liệu, cách thức nấu nướng và thưởng thức ẩm thực độc đáo của cư dân bản địa.

Tham dự các lễ hội của người Bahnar hay Jrai, bên cạnh sắc màu huyền ảo của văn hóa bản địa, ẩm thực lễ hội thường mang đến sự tò mò lẫn sức hấp dẫn khó cưỡng. Một chủ tiệm tạp hóa gần trụ sở UBND xã Ia Phí (huyện Chư Păh) nói rằng, mỗi khi dân làng nườm nượp đi hái từng gùi lá dầu hay lá chuối là biết các làng có lễ hội.

Ẩm thực trong lễ bỏ mả của người dân làng Lút, xã ia Phí, huyện Chư Păh. Ảnh: Minh Châu

Ẩm thực trong lễ bỏ mả của người dân làng Lút, xã ia Phí, huyện Chư Păh. Ảnh: Minh Châu

Trong lễ pơ thi ở làng Lút (xã Ia Phí, huyện Chư Păh), hàng chục món ăn được chế biến nhiều cách khác nhau, nhưng chỉ món cháo bột gạo là nấu trong những chiếc nồi gang lớn. Anh Rơ Châm Ti ngồi giữa một gùi lá dầu, cặm cụi làm món nhăm kop. Món ăn gồm có dạ dày bò bằm cùng gan bò, trộn với chút muối và bột ngọt, đùm trong lá dầu, cột chặt và nướng trên than hồng hoặc vùi trong tro nóng.

“Nhăm kop là tên chỉ chung cho các loại thịt, hoặc nội tạng con vật trộn gia vị đùm trong các loại lá. Lễ hội mới làm nhăm kop, còn bữa ăn thường ngày trong gia đình không có món này”-anh Rơ Châm Ti nói.

Không chỉ có món nhăm kop, thịt nướng ống nứa hay trực tiếp trên than hồng, người bản địa còn có món thịt sống đựng trong ống nứa. Đó là loại thịt tươi mới nhất, còn nóng hổi từ con vật vừa giết thịt trong lễ hội được xắt thành miếng nhỏ, bỏ vào ống nứa dài và bịt lại bằng lá chuối. Những ống thịt dựng ngay cạnh những ghè rượu. Món ăn này người làng mời nhau khi tụ họp giữa 2 hàng rượu cần.

Cách chế biến ẩm thực của người bản địa đơn giản, ít gia vị, tôn trọng hương vị nguyên thủy của nguyên liệu, cách thưởng thức món ăn cũng giản đơn như vậy. Hàng chục món ăn không cần đến nồi niêu chế biến, hay chén, dĩa, đũa muỗng. Dù ăn hay uống cũng dùng đồ chứa đựng là những chiếc lá hay ống nứa. Món cháo đùm trong những chiếc lá dầu, cứ thế dùng tay quệt ăn rất ngon lành. Còn cách thức nào tinh giản hơn thế như cách người Tây Nguyên chế biến, thưởng thức ẩm thực. Đó là điều giúp người ta cảm nhận trọn vẹn hương vị của món ăn. Một đầu bếp nổi tiếng thế giới từng nói rằng, điều khó nhất là giữ lại hương vị nguyên thủy của nguyên liệu trong chế biến ẩm thực. Chỉ có cách chế biến đơn giản, ít gia vị và cốt lõi nhất, đó là nguyên liệu phải tươi ngon.

Câu nói “ở biển ăn biển, ở rừng ăn rừng” để chỉ việc sống ở đâu thì sử dụng thực phẩm ở đó, mùa nào thức nấy. Đây cũng là yếu tố khiến ẩm thực địa phương luôn hấp dẫn du khách phương xa. Bản sắc riêng của ẩm thực được khai thác để trở thành một lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch. Vậy nên thật dễ hiểu khi Công ty Discovery-đơn vị chuyên tổ chức các tour trekking, trải nghiệm thiên nhiên hay du lịch có yếu tố mạo hiểm lại luôn chú trọng việc khai thác các giá trị độc đáo của ẩm thực Tây Nguyên để đưa vào thực đơn phục vụ khách trên hành trình xuyên rừng, tìm về tự nhiên.

Đại diện đơn vị này cho biết, ẩm thực của người bản địa Tây Nguyên mang đậm dấu ấn của “văn hóa rừng”, dựa vào tự nhiên, tôn trọng thiên nhiên. Chỉ riêng món muối chấm của họ cũng đã có trên chục loại. Gia Lai Discovery đưa ẩm thực đặc trưng bản địa này vào để quảng bá tour du lịch rừng núi như một gia vị tăng thêm.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.