Những biểu tượng chưa được giải mã có từ thời La Mã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người Pict sinh sống ở miền đông và bắc Scotland từ cuối thời kỳ Đồ sắt tới sơ kỳ Trung Cổ. Ngôn ngữ Pict đã tuyệt chủng, có rất ít dấu tích trực tiếp liên quan đến ngôn ngữ này còn tồn tại.


 

 



Trong một cái tên có những yếu tố gì? Với người Pict cổ đại-một liên đoàn các bộ lạc nói ngôn ngữ Celt từng sống ở vùng Scotland ngày nay – câu trả lời có lẽ là những thứ như “cá hồi-quái vật” hoặc “cá-hoa”.

Đó chỉ là hai sự kết hợp trong khoảng 30 biểu tượng bí ẩn mà xã hội nông dân này, những người sống từ giữa thế kỉ thứ 3-10 CN, khắc lên hàng trăm đài kỉ niệm đá đứng tự do và các công cụ bằng xương. Nhưng các biểu tượng chưa được giải mã, và ý nghĩa của chúng đã khiến các nhà nghiên cứu bối rối hàng thế kỉ. Hiện nay, các nhà khảo cổ học có lẽ đã tiến thêm một bước nhờ tìm hiểu ra những biểu tượng sớm nhất xuất hiện lúc nào.

Vì hầu hết các biểu tượng của người Pict được khắc trên đá, không thể xác định niên đại của chúng bằng các phương pháp truyền thống dựa trên tỷ lệ phân rã của các vật liệu hữu cơ. Thay vào đó, các nhà khảo cổ đã dựa vào quy tắc kinh nghiệm không chính xác, đưa ra giả thuyết những biểu tượng chạm khắc lên những viên đá không rõ hình thù ở khu vực này thường có niên đại từ khoảng thế kỉ 5 CN. Nhưng bằng chứng đó quá gián tiếp và không được xem là chính xác như phương pháp định tuổi trực tiếp.

Vào đầu thế kỷ 19, một nhóm trẻ con đã phát hiện các hình khắc trên một bức tường thuộc về Dunnicaer, một địa điểm công sự của người Pict ở bờ biển phía đông Scotland. Trong những cuộc khai quật khảo cổ địa điểm này gần đây, những người đào đất cũng tìm thấy dấu vết của vật liệu hữu cơ-một số mảnh gỗ được bảo tồn và một mảnh than củi trong một lòng lò sưởi cổ đại.

Các nhà khoa học đã xác định niên đại bằng carbon phóng xạ những vật thể này, và nhiều mảnh gỗ nữa từ một địa điểm sâu hơn trong nội địa, vào khoảng năm 200-300 CN. Họ cũng xác định niên đại một khúc xương bò và một chiếc kim bằng xương từ một địa điểm Pict ở Quần đảo Orkney vào khoảng năm 400 CN. Kết hợp lại, những phát hiện này ám chỉ các biểu tượng Pict có niên đại từ ít nhất là đầu thế kỷ thứ ba.

Theo Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.