Nhức nhối nạn buôn người - Kỳ 2: Đủ chiêu trò 'bẫy' người trên mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi dính “bẫy” của kẻ buôn bán người, nạn nhân trở thành món hàng bị mua đi, bán lại qua nhiều nước. Họ bị ép làm việc theo yêu cầu, không làm việc sẽ bị hành hạ, muốn về nước phải chuộc tiền…

Cạm bẫy

“Ngồi ở nhà đánh máy tính, tháng cũng kiếm 30 triệu-50 triệu…”, đó là những dòng thông tin được đăng đầy rẫy trên các trang mạng xã hội mà không ít người tin đó là thật. Chị Khánh (30 tuổi, trú tại Bến Tre) là một trong số những nạn nhân đó. Năm 2019, do hoàn cảnh khó khăn, muốn kiếm thêm thu nhập, Khánh tìm kiếm công việc qua mạng xã hội.

Đánh vào lòng tin và mong muốn kiếm tiền, Khánh bị dụ dỗ sang nước ngoài làm việc. Một người phụ nữ hứa sẽ lo toàn bộ chi phí xuất cảnh, còn Khánh sẽ nhận mức lương 30 triệu đồng/tháng. Theo hướng dẫn, Khánh làm các thủ tục để nhập cảnh trái phép qua Trung Quốc.

Tuy nhiên, không như những lời hứa ban đầu, các đối tượng đã giam giữ chị tại một tòa nhà cao tầng và ép buộc phải thực hiện các công việc trái pháp luật. Sau đó, chị bị nhóm người xấu bán qua Đặc khu kinh tế Bokeo (Lào).

Bên trong Đặc khu Kinh tế Bokeo (Lào)

Bên trong Đặc khu Kinh tế Bokeo (Lào)

Khánh được các đối tượng hướng dẫn cách thức lừa đảo, từ giọng nói, cách thức dẫn dắt con mồi, đến “đọc vị” từng người để phục vụ cho mục đích xấu. Cứ thế, từ người bị lừa, chị Khánh bị ép trở thành người đi lừa đảo, làm việc kiếm tiền cho chúng. Bên trong Đặc khu kinh tế Bokeo, Khánh được cung cấp thức ăn đầy đủ ngày 3 bữa, song không cho ra ngoài. Mọi hành tung của nạn nhân đều được nhóm người lừa đảo kiểm soát chặt chẽ.

“Bị đánh đập, bị ép làm việc ngày 14-20 tiếng. Nhưng trái lại, không được chúng trả lương, chống đối sẽ bị đánh đập, lần sau tái phạm tiếp tục bị nặng hơn là dùng chích điện”, chị Khánh nhớ lại.

Những ngày đầu bị lừa ra nước ngoài làm việc, không ít lần cô gái muốn bỏ trốn khỏi hang ổ này, nhưng rất khó. Bởi nơi cô gái làm việc, camera lắp tứ phía, bên ngoài đều có người canh gác. Vào thì dễ, song muốn thoát ra là điều không thể.

“Ở đó, chúng tôi không được coi là người. Họ bắt làm việc và tuân theo mệnh lệnh. Nếu không tuân thủ sẽ bị trừng phạt bằng việc dùng đòn roi, bạo lực”, Khánh nói.

Những nạn nhân bị tra tấn, đánh đập dã man khi sa vào bẫy buôn người

Những nạn nhân bị tra tấn, đánh đập dã man khi sa vào bẫy buôn người

Để tiếp tục sống, chị Khánh cũng theo dây, vào chuỗi để lừa đảo người qua mạng. Song công việc này nào đâu dễ dàng với người mới bắt đầu như chị. Nơi người phụ nữ làm việc có rất nhiều người là nạn nhân.

Theo lời kể các nạn nhân, hằng ngày, họ buộc phải lên các trang mạng xã hội và lừa đảo bằng nhiều hình thức. Từ lập những Facebook ảo để tiếp cận “con mồi” hay tìm người nạp tiền vào các app đánh bạc qua mạng… Nếu kêu gọi được số lượng lớn “khách hàng”, các nạn nhân sẽ được gửi lương vào tài khoản, song tài khoản này không thể rút được mà do chúng quản lý.

Mặt khác nếu không lừa đảo được, các đối tượng sẽ tiếp tục giữ người rồi sau đó lên kế hoạch quay clip đe doạ, thông báo với người thân để ép đòi tiền chuộc. “Nơi đó sống không bằng chết”, lời nói của Nhân (20 tuổi) sau khi được giải cứu trong đường dây buôn bán người.

Lời kêu cứu từ Bokeo

Gia đình nạn nhân xúc động khi người thân được giải cứu. Ảnh: TT

Gia đình nạn nhân xúc động khi người thân được giải cứu. Ảnh: TT

Trong khi tình trạng mua, bán người sang lao động trái phép tại Campuchia, Philippines chưa kịp lắng xuống thì gần đây, nạn mua, bán người sang Lào tiếp tục nổi lên với nhiều diễn biến phức tạp. Vùng kinh tế Tam Giác Vàng (Đặc khu kinh tế Bokeo, Lào) vốn nổi tiếng về vận chuyển ma túy qua ba nước Lào - Thái Lan - Việt Nam.

Những năm gần đây, nhiều công ty, nhà hàng kinh doanh do người nước ngoài làm chủ mọc lên. Cũng từ đó, nạn mua bán người diễn ra phức tạp hơn.

“Có nạn nhân được hỗ trợ giải cứu ra ngoài, nhưng khi đi được nửa chặng đường, bị bắt lại vào khu Bokeo. Đến nay, chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm kiếm tung tích nạn nhân, nhưng chưa có thông tin”.

Một cán bộ biên phòng

Tháng 6/2023, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã tổ chức giải cứu nhiều nạn nhân, đây được xem như là khởi đầu bóc gỡ đường dây buôn người xuyên quốc gia. Thời điểm này, ngành chức năng đã giải cứu 5 nạn nhân là người Hà Tĩnh, họ bị lừa đảo và ép buộc gia đình gửi tiền chuộc sau hơn 1 năm dính vào đường dây lừa đảo “việc nhẹ lương cao”.

“Để tổ chức giải cứu 5 nạn nhân này, đơn vị đã lên kế hoạch cả một tháng trời. Mỗi hoạt động giải cứu được cấp trên lên kế hoạch, chỉ đạo từ phía sau. Không vội vàng, nhưng chậm mà chắc, đảm bảo an toàn vì vào đó rất nguy hiểm”, cán bộ biên phòng tham gia chuyên án cho hay.

Qua việc trực tiếp tham gia chỉ đạo giải cứu 5 nạn nhân, đường dây mua bán, lừa đảo người dần lộ diện. Mới đây nhất, vào cuối tháng 5/2024, Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh và lực lượng chức năng của Lào giải cứu, đưa 36 người Việt Nam (trong đó có 22 người Hà Tĩnh) từ Đặc khu kinh tế Bokeo về nước an toàn.

“Những nạn nhân này bị chúng ép làm việc bằng cách lập tài khoản mạng xã hội để nhắn tin, gọi điện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người Việt Nam. Họ còn bị thu hết hộ chiếu, giam lỏng, đánh đập và không trả lương. Nếu không chịu làm việc thì bị ép gọi điện về cho người nhà tại Việt Nam để đòi tiền chuộc. Sau một thời gian, số lao động này đã tìm cách liên lạc về nhà để trình báo, cầu cứu”, Công an Hà Tĩnh cho biết.

Là đặc khu kinh tế, nên vùng này có những chế tài hoạt động, “luật ngầm” riêng. Khi các nạn nhân bị đưa vào “hang ổ”, phải chịu sự giám sát của hàng trăm con mắt. Bởi vậy khi bị sa vào rất khó có thể tự mình giải thoát ra ngoài. Sau những lời kêu cứu bất thành, họ phải tìm cách gửi những lá đơn cầu cứu ra ngoài. Và không phải ai cũng được giải cứu thành công…

“Trong khu kinh tế Bokeo, tôi bị họ ép làm việc quá sức, làm những việc vi phạm pháp luật từ lừa đảo trên mạng, không được trả lương. Muốn về với gia đình, họ bắt đưa tiền chuộc. Tôi gửi đơn này đến Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu Cầu Treo mong giúp đỡ đưa tôi ra khỏi nơi này để về với gia đình”, trích lá đơn cầu cứu một nạn nhân.

Để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người xuyên quốc gia, ngành chức năng khuyến cáo người dân luôn cảnh giác khi tương tác trên các trang mạng xã hội, nhất là với lời mời chào tuyển nhân viên, người lao động làm việc tại Lào, Campuchia. Thận trọng khi có ý định sang Lào làm việc tại 4 đặc khu kinh tế do người nước ngoài quản lý, hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực.

(Tên nạn nhân đã được thay đổi)

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.