Nhức nhối nạn buôn người - Kỳ 1: Ký ức của thiếu nữ trở về từ 'động quỷ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
13 tuổi, bị lừa bán qua 3 nước, tuổi thơ của Hạnh và Liên là những ngày đẫm trong nước mắt. Gần 5 năm ở xứ người, hai cô gái mất đi nụ cười, cuộc đời bị đánh cắp bằng những trận đòn roi, hành hạ về thể xác.

“Tự rạch tay để biết mình còn sống”

Hạnh và Liên sinh ra trong gia cảnh khó khăn, tỉnh Lào Cai. Năm 2020, khi hai cô bé đang học lớp 7, gặp một người phụ nữ trạc 30 tuổi ăn mặc sang trọng đến bản, trường tặng quà nhiều lần. Qua ít lần tỉ tê, ngỏ ý đưa Hạnh và Liên đến thành phố Lào Cai để chơi, nghĩ đây là cơ hội hiếm có, cả hai không suy nghĩ mà nhanh chóng gật đầu đồng ý. Rời bản, chuyến xe chở hai cô bé đến thành phố Lào Cai, song chưa kịp vui thì người phụ nữ thông báo sẽ chuyển hướng để đến Hà Giang rồi di chuyển sang bên kia biên giới. Đến Trung Quốc, mọi thứ xung quanh lạ lẫm, không còn được nghe mấy lời nói ngon ngọt như những ngày trước, mà Hạnh và Liên bắt đầu bị tra tấn, yêu cầu làm việc theo sự sắp xếp của chúng. Lúc này cả hai mới biết mình đã bị lừa bán qua nước ngoài. Kể từ đây, nụ cười, tuổi thơ hai đứa trẻ bị đánh cắp.

Hạnh cho hay, khi đến Trung Quốc, cả hai bị giam tại một căn phòng nhỏ có người canh gác, được cung cấp nước uống, thức ăn, song không được ra ngoài. 6 ngày sau, cả hai tiếp tục bị đưa lên xe để qua Myanmar. Từ đây, chuỗi ngày tăm tối trong cuộc đời của cô gái bắt đầu với những đau đớn, tủi nhục. Mới 13 tuổi, nhưng cả hai bị tra tấn, bắt ép tiếp khách trong các nhà hàng. Làm việc không được trả lương, không được liên lạc với gia đình. Cứ thế, hai cô gái buộc làm việc như nô lệ, chịu theo sự điều khiển của kẻ buôn người. Nhiều năm làm việc ở những khu giải trí, Hạnh và Liên chưa được một giấc ngủ trọn vẹn. Cả hai bị ép làm việc cả ngày lẫn đêm, mỗi lần phản kháng sẽ bị nhóm buôn người ngược đãi bằng những trận đòn roi như chết đi sống lại. Suốt thời gian dài bị giam cầm trong “động quỷ” đã khiến những cô gái ngây thơ, trong sáng trở nên bất cần, lỳ lợm.

Những cô gái bị bán qua nhiều nước, được lực lượng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phối hợp giải cứu.

Những cô gái bị bán qua nhiều nước, được lực lượng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phối hợp giải cứu.

Được giải cứu sau 4 năm bị bán ra nước ngoài, cánh tay Liên có hàng chục vết sẹo vẫn chưa kịp lành. “Mỗi lần bị tra tấn đến kiệt sức, em lại lấy dao lam rạch lên tay. Nếu còn đau là biết mình còn sống, là biết sẽ còn đường về”, Liên rưng rưng nước mắt nói. Nhìn vào cánh tay trái với chi chít vết cắt, nhiều người không cầm được lòng. Không hỏi thêm nhưng ai cũng hiểu những tháng ngày mà Liên phải trải qua bên xứ người đáng sợ thế nào. Liên cho biết, trong 4 năm, bản thân bị bán qua 3 nước. Từ Trung Quốc đến Myanmar, sau đó đến tháng 12/2023 bị bán qua Đặc khu kinh tế Bokeo (Lào). Cũng như trước, tại đây cả hai bị ép làm việc, tiếp khách và bị bạo hành trong những căn phòng kín. Đến tháng 5/2024, hai cô gái được lực lượng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Rồng Xanh và ngành chức năng Lào hỗ trợ giải cứu. Đặt chân đến Cửa khẩu Cầu Treo để về Việt Nam, cả Liên và Hạnh mới nở nụ cười. Liên nói: “Khi được giải cứu, cuộc đời em như bước sang một trang mới”.

Cuộc đời bị đánh cắp nơi xứ người

Về đến Cửa khẩu Cầu Treo với nét mặt tái bệch, bộ đồ nhàu nhĩ, chân mang đôi dép lê đã cũ, Ngân (17 tuổi, quê ở miền Tây) bày tỏ niềm hạnh phúc khi được trở về Việt Nam. Ngân là một trong những nạn nhân được Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phối hợp với tổ chức Rồng Xanh, ngành chức năng Lào giải cứu vào hồi tháng 4/2024 vừa qua. Ngân cho biết, năm 2022, khi tròn 15 tuổi, em đi chơi cùng bạn ở Sài Gòn, sau đó bất ngờ bị một nhóm khoảng 3-4 người lạ mặt trùm áo lên đầu rồi đưa lên xe. Lúc này Ngân dần mất đi ý thức. Đến khi tỉnh dậy, em mới biết mình đã bị đưa sang Campuchia, bị khống chế, bảo vệ nghiêm ngặt trong một ngôi nhà kín. Những ngày đầu ở xứ người, Ngân khóc lóc van xin khi bị ép tiếp khách, nhưng mỗi lần cô gái chống lại, không thực hiện theo yêu cầu những kẻ buôn người thì liền bị lôi vào phòng kín đánh đập.

“Bước đến Cửa khẩu Cầu Treo, Liên ngước mắt nhìn sang bên kia biên giới, đôi mắt đỏ ửng: “Hạnh phúc nhất là được tự do, được về nhà, có thể gặp lại cha mẹ, người thân của mình. Được về Việt Nam là điều em mong mỏi bấy lâu nay. Vì nhẹ dạ, tin người em đã phải trả giá quá đắt”. Liên nói

Nơi xứ người cô gái bị đánh đập, ép làm việc, còn ở quê nhà người thân đi khắp nơi gửi đơn trình báo con em họ mất tích. Tuy nhiên, sau 2 năm vẫn không có kết quả. “Bị bán qua nhiều nước, bản thân từng nghĩ mất đường về quê. Với những nạn nhân như em, khi hết giá trị sẽ bán lại qua công ty khác, cứ thế làm nô lệ cho chúng”, Ngân rơi nước mắt. 2 năm qua, Ngân đã bị bán qua 3 nước từ Campuchia đến Myanmar, sau đó là Đặc khu Kinh tế Bokeo (Lào). Mỗi ngày trôi qua với Ngân dài như thế kỷ, không có niềm vui, ý nghĩa cuộc sống cũng mất đi. Những năm tháng lưu lạc nơi xứ người, ước mơ về lại nơi chôn rau, cắt rốn là mục đích sống duy nhất của Ngân. Vì thế, khi đến đất Lào, Ngân luôn ấp ủ hy vọng mình sẽ được giải cứu. Mỗi khi nhận thấy có sơ hở, cô gái tìm cách nhờ người bên ngoài gửi đơn cầu cứu đến Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh để nhờ hỗ trợ.

Trong ảnh là những vết sẹo do mỗi khi bị ngược đãi, cô gái dùng dao lam rạch lên tay

Trong ảnh là những vết sẹo do mỗi khi bị ngược đãi, cô gái dùng dao lam rạch lên tay

Một nạn nhân được giải cứu trở về Việt Nam.

Một nạn nhân được giải cứu trở về Việt Nam.

Lá thư gửi đi, Ngân biết con đường về quê của mình rút ngắn lại. Từ cô gái trắng trẻo, ngây thơ, hành trang trở về của Ngân là những vết sẹo, là những ký ức mà bản thân em muốn chôn chặt. “Được trở về, cuộc sống với em trở nên ý nghĩa hơn. Nghĩ lại những năm tháng bị tra tấn, bóc lột, em lại rùng mình”, Ngân nói. Với nhiều người, tuổi trẻ là những ký ức đẹp, còn với Hạnh, Liên và Ngân là những ngày tháng đẫm nước mắt, chìm sâu trong hố bi kịch khi sa chân vào “lưới quỷ”. Không chỉ bằng những thủ đoạn lừa đảo mà những đối tượng xấu đã vẽ ra nhiều chiêu trò, đẩy nhiều cô gái nhẹ dạ, cả tin vào bẫy buôn người. Khi bộ mặt lũ buôn người lộ diện, mọi chuyện đã quá muộn màng.

(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.