Nhức nhối lừa bán lao động qua Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần đây, rất nhiều nạn nhân đã bị lừa bán qua Campuchia lao động và chưa biết ngày về; thậm chí nhiều trường hợp người thân phải bỏ cả trăm triệu đồng để chuộc nạn nhân về nước... PV Thanh Niên đã vào cuộc tìm hiểu.
Lời kêu cứu từ Campuchia
Giữa tháng 6, Báo Thanh Niên liên tục nhận được các cuộc gọi cầu cứu của V.A.Tủa (15 tuổi, quê ở xã Mường Cang, H.Than Uyên, Lai Châu) vào những lúc rạng sáng. Qua điện thoại, Tủa cho biết cuối tháng 2.2022, Tủa được một người phụ nữ lạ nhắn tin, gọi điện qua mạng xã hội Facebook rủ vào TP.HCM làm việc văn phòng, chỉ cần biết gõ máy tính với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
Theo chỉ dẫn của người phụ nữ, Tủa khăn gói vào TP.HCM. Tuy nhiên, vừa vào đến TP.HCM thì có người lái ô tô chờ sẵn, đưa Tủa cùng người bạn của mình lên thẳng cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Tủa có chút nghi ngờ, nhiều lần định nhảy khỏi xe nhưng do xe đi xuyên suốt với tốc độ cao và trên xe có nhiều người lạ nên không dám hành động.
 
Ông Nguyễn Văn Hương đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để đưa con gái về nhà. Ảnh: Mạng xã hội
Ông Nguyễn Văn Hương đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để đưa con gái về nhà. Ảnh: Mạng xã hội
“Hơn 19 giờ tối thì tụi em được đưa đến trước một khu ruộng bậc thang, từ đây phải đi bộ qua một cánh đồng trồng rất nhiều dưa hấu, sau đó đến một con sông, có thuyền đậu sẵn đón nhóm người vượt biên trái phép qua Campuchia, quá trình vượt biên chỉ mất khoảng 10 phút”, Tủa nhớ lại. Sau đó, Tủa cùng nhóm lao động đi bộ khoảng 30 phút để ra tới đường quốc lộ, rồi được đưa vào khu sòng bài của người Trung Quốc gần Mộc Bài.
Tủa cho hay tất cả quản lý tại nơi làm việc đều là người Trung Quốc, chỉ có phiên dịch là người VN. “Họ yêu cầu em ký giấy nợ, kèm với đó là những điều khoản tiền phạt với giá hàng nghìn USD. Nếu ai từ chối ký sẽ bị đe dọa và yêu cầu gia đình mang tiền sang chuộc”, Tủa kể.
Tiếp đó, Tủa cùng nhiều người khác được đưa lên phòng máy tính để học cách lừa đảo qua mạng xã hội, lôi kéo đầu tư tiền ảo, đánh bạc cá độ, dụ thêm nạn nhân từ VN qua làm… Mỗi người được giao chỉ tiêu về số lượng do nhóm này tự đặt ra, nếu không đạt sẽ bị phạt vài nghìn USD mỗi ngày. Đó cũng là lý do Tủa đã làm hơn 3 tháng nhưng số tiền nợ công ty ngày càng lớn.
“Mỗi ngày em làm khoảng 20 tiếng, không có ngày nghỉ, làm hơn 3 tháng không được trả đồng bạc nào hết! Mệt lắm, nhưng phải làm các anh ạ, không làm tụi nó đánh, chích điện chết. Em thì chưa bị nhưng mấy người khác bị nó lôi đi chích điện rồi dẫn bán đi chỗ khác, giờ chả biết đang ở đâu; có trường hợp bị chích điện nằm la liệt dưới sàn, mặt sưng hết lên”, Tủa lạnh xương sống.
 
Hình ảnh của nạn nhân T.Đ.T (18 tuổi, quê Yên Bái). Ảnh: GIA ĐÌNH NẠN NHÂN CUNG CẤP
Hình ảnh của nạn nhân T.Đ.T (18 tuổi, quê Yên Bái). Ảnh: GIA ĐÌNH NẠN NHÂN CUNG CẤP
“Em muốn trở về cuộc sống tự do nên gọi điện cho bố mẹ nói về số tiền chuộc khoảng 2.500 USD (hơn 58 triệu đồng). Bố mẹ nói nhà mình nghèo khổ, người ta ăn 3 bữa mình chỉ ăn 1 bữa, lấy tiền đâu mà chuộc em về…”, Tủa nói như tuyệt vọng.
Nửa đêm 17.6, anh Triệu Tài Hương (38 tuổi, H.Lục Yên, Yên Bái) gọi điện cầu cứu đến Báo Thanh Niên: “Con tôi bị lừa bán sang Campuchia rồi. Tụi tôi là dân nông thôn nên có biết gì đâu, suốt ngày chỉ lo việc nương rẫy, làm thuê làm mướn kiếm sống nên không có tiền mà chuộc con ra. Rất mong Thanh Niên vào cuộc phản ánh giúp gia đình…”.
Anh Hương kể con trai anh tên T.Đ.T (18 tuổi), mấy tháng trước xuống tỉnh Bắc Ninh làm thuê kiếm tiền gửi về cho bố mẹ, nào ngờ sau đó T. bị người ta lừa, rủ vào TP.HCM làm việc văn phòng, lương 20 triệu đồng/tháng nhưng lại chở tới Mộc Bài, rồi bán T. sang Campuchia. “Con tôi gọi điện về nói mỗi ngày phải làm việc hơn 15 tiếng đồng hồ. Công việc là nhắn tin, mời chào người nước ngoài chơi tiền ảo, sau đó sẽ tìm cách chiếm đoạt tài sản. Nếu ai không làm được việc sẽ bị đánh, chích roi điện… quá khủng khiếp!”, anh Hương nói.
“Con tôi nói giá chuộc cháu hiện khoảng 50 triệu đồng. Nhưng giờ có bán căn nhà gia đình đang ở cũng chỉ được hơn 20 triệu đồng thôi, tiền đâu mà vợ chồng tôi cứu con đây… Ngày nào 2 vợ chồng tôi cũng khóc vì lo cho số phận con. Giờ có kêu trời, trời cũng không thấu”, anh Hương nghẹn ngào rồi bày tỏ rất mong được Báo Thanh Niên phản ánh, các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để giải cứu con trai anh.
 
Thông tin quảng cáo “việc nhẹ, lương cao” trên mạng xã hội Facebook khi qua Campuchia làm việc. Ảnh: Thanh Niên
Thông tin quảng cáo “việc nhẹ, lương cao” trên mạng xã hội Facebook khi qua Campuchia làm việc. Ảnh: Thanh Niên
Sập bẫy lừa việc nhẹ lương cao
Những ngày này, gia đình chị N.T.L (trú tại TT.Kon Dơng, H.Mang Yang, Gia Lai) như ngồi trên lửa khi đứa con trai N.V.T (15 tuổi) rơi vào bẫy lừa, đang lưu lạc tận Campuchia. Chị L. kể: “Vừa rồi T. đọc thông tin trên mạng xã hội về cơ hội việc làm, lương tháng cả vài chục triệu đồng. Cháu đã theo chỉ dẫn, đi xe khách vào TP.HCM sau đó được một nhóm người đưa sang Campuchia theo đường tiểu ngạch ở biên giới Tây Nam.
Cũng theo chị L, giữa tháng 4.2022, T. gọi điện, nhắn tin qua Zalo kể rằng bị một số người ép T. thông qua mạng xã hội dụ dỗ người Việt sang Campuchia làm việc. Nếu thành công, cứ mỗi người qua, T. được trả hoa hồng 30 triệu đồng. Chỉ sau đó hơn một tuần, cháu lại nhắn về nói muốn về nhà vì ở bên đó rất nguy hiểm; yêu cầu gia đình gửi 150 triệu đồng vào một số tài khoản ngân hàng ở VN có tên Quách Thanh Tùng. “Gia đình khó khăn nên không thể kiếm đâu ra khoản tiền lớn thế này. Thế là sau đó, con tôi nhắn qua Zalo là bị bên kia đánh đập, bỏ đói”, chị L. nghẹn ngào.
Ngoài em N.V.T, tại Gia Lai còn có anh P.P.T (23 tuổi, trú tại xã Ia Băng, H.Chư Prông) bị lừa sang TP.Sihanoukville (Campuchia) làm trong công ty lừa đảo do người Trung Quốc điều hành. Do không hoàn thành chỉ tiêu về số tiền lừa đảo nên anh T. bị các đối tượng phạt và yêu cầu liên hệ về gia đình để chuyển khoản, nộp số tiền 150 triệu đồng mới thả người về VN. Gia đình anh T. đã phải vay mượn, chuyển đủ 150 triệu đồng vào tài khoản do các đối tượng cung cấp, sau đó được các đối tượng thả cho về VN.
Trong khi đó, tại Phú Yên, ngày 17.6, ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND TX.Sông Cầu, cho biết chính quyền và Công an thị xã phối hợp với công an các địa phương vẫn đang tích cực tìm kiếm em N.T.T.Ngọc (16 tuổi, ở thôn Tuyết Diêm, xã Xuân Bình, TX.Sông Cầu), người đã bị rủ rê qua Campuchia làm việc.
Theo ông Nguyễn Văn Hương (53 tuổi, cha của em Ngọc), những ngày qua con gái ông vẫn gọi điện về cho gia đình nhưng không rõ nơi nào ở Campuchia. Trước đó, Ngọc có quen biết với một người bạn qua Zalo và được người này hứa giúp giới thiệu việc làm, khi Ngọc vào TP.HCM sẽ đón.
Chiều 5.6, theo lời hẹn, Ngọc đón xe khách từ TX.Sông Cầu vào TP.HCM. Ngọc đến bến xe 537 Phạm Văn Đồng, P.13, Q.Bình Thạnh sáng 6.6 và có gọi điện Zalo về cho gia đình báo đã đến TP.HCM và được bạn đón. Nhưng đến chiều cùng ngày thì gia đình không liên lạc được với Ngọc. Sợ có chuyện chẳng lành đến con gái của mình nên ông Hương nhờ công an giúp đỡ. Công an xã đã hướng dẫn gia đình vào TP.HCM báo cáo sự việc cho Công an TP.HCM, Công an Q.Bình Thạnh và Công an P.13.
Đến ngày 13.6, Ngọc đã liên hệ với người nhà qua Facebook chị ruột là N.T.V. Ngọc cho hay hiện ở Campuchia và có công việc ổn định, nhưng không nói rõ công việc gì, đồng thời yêu cầu gia đình gỡ bỏ các tin bài đã đăng trên các kênh thông tin truyền thông về việc tìm mình mấy ngày qua.
Cũng theo ông Hương, đến ngày 15.6, người quản lý của em Ngọc hứa sẽ cho em Ngọc về lại với gia đình nhưng sau đó lại đưa đến địa điểm khác nhưng chưa rõ ở đâu khiến gia đình ông rất lo lắng.
(còn tiếp)
Theo Thanh Niên
 

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.