Nhức nhối lừa bán lao động qua Campuchia: Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi Báo Thanh Niên đăng loạt bài điều tra Nhức nhối lừa bán lao động qua Campuchia, PV Thanh Niên có cuộc trao đổi với trung tướng Trần Ngọc Hà (ảnh), Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an, xung quanh vấn đề này.

Trung tướng Trần Ngọc Hà cho biết: Thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều trường hợp bị lừa qua Campuchia làm việc và xảy ra ở nhiều địa phương. Vụ việc này, Bộ Công an đã nắm được tình hình từ sớm, đồng thời C02 kết hợp với nhiều đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, địa phương… đã giải cứu các nạn nhân và bắt giữ những đối tượng có liên quan. Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, mở cửa đi lại giữa các nước thì đã phát hiện tình trạng lừa bán lao động qua Campuchia nên Bộ Công an nắm được và chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, đặc biệt là công an các tỉnh biên giới giáp Campuchia, triển khai rất nhiều giải pháp, như đưa lên truyền thông đại chúng các ấn phẩm thông tin tuyên truyền thủ đoạn phạm tội. Song do nhu cầu tìm kiếm việc làm, các nạn nhân đa số còn trẻ và tay nghề không cao nhưng muốn có thu nhập cao nên dễ bị lôi kéo, dụ dỗ.
Qua một số nạn nhân được giải cứu về, có thể xác định nạn nhân sang đó không được làm việc như hứa hẹn, còn bị ép gọi điện về lôi kéo thêm người. Mặc dù biết làm vậy là sai phạm nhưng lỡ chân nên phải chờ thời gian để được giải cứu hoặc tự tìm đường về. Bộ Công an đã có kế hoạch và giải pháp kết hợp với các đơn vị để tuyên truyền trong mấy tuần vừa qua rất mạnh. C02 cũng đã nhận được những thông tin tích cực.

Chị L.H (ngụ Cần Thơ) mừng rỡ khi đón cháu trai mới được chuộc từ Campuchia về Việt Nam. Ảnh: Gia đình nạn nhân cung cấp
Chị L.H (ngụ Cần Thơ) mừng rỡ khi đón cháu trai mới được chuộc từ Campuchia về Việt Nam. Ảnh: Gia đình nạn nhân cung cấp
Về giải pháp cơ bản, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an có những khuyến cáo gì ?
Trung tướng Trần Ngọc Hà: Quan trọng nhất là tuyên truyền của cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông để các bạn trẻ nhận thức được ở trong nước các điều kiện kinh tế, đời sống những năm gần đây đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ nâng cao lên rất nhiều. Đối với một số nước xung quanh, để kiếm được một công việc làm có thu nhập cao như VN là rất khó. Cho nên phải hết sức cân nhắc với lời mời “việc nhàn, lương cao”. Chỉ đồng ý đi khi có những người thân quen thật sự tin tưởng giới thiệu và cảm thấy phù hợp với trình độ, tay nghề của mình. Phải biết rõ mình sang đấy làm gì, có phù hợp với tay nghề, năng lực, điều kiện của mình không? Không nên tin vào những lời hứa hẹn.

Triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn

Hiện Công an tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn nạn lừa “việc nhẹ lương cao” qua mạng xã hội, đồng thời hỗ trợ thông tin và điều tra làm rõ những nội dung người dân tố cáo bị lừa đảo. Trung tá Đinh Văn Sơn, Phó trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Gia Lai, cho biết tội phạm công nghệ cao hiện là vấn đề nhức nhối, khi chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, đơn vị đã ghi nhận thông tin trình báo của 43 nạn nhân. Tổng số tiền thiệt hại lên tới trên 26 tỉ đồng. Hiện nay, đơn vị đã ghi nhận thêm thủ đoạn mới là lừa xuất khẩu lao động sang Campuchia với mức lương 800 - 1.000 USD/tháng.

Trần Hiếu
Tình trạng trên xảy ra ở nhiều tỉnh thành. Liệu đây là hành động đơn lẻ hay có những đường dây, tổ chức nào vận hành?
Tình trạng này xảy ra từ trong nội địa đến các tỉnh giáp ranh với Campuchia. Đối tượng đa số là người nước ngoài, sử dụng mạng xã hội, hướng dẫn người VN tự đi đến các địa điểm như bến xe, gần biên giới và sẽ có người đưa sang Campuchia hoặc các nước lân cận. Bộ Công an cũng đã rà soát, chỉ đạo xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp, chung tay phòng chống tội phạm từ các lực lượng quản lý biên giới: biên phòng, cảnh sát biển, đồng thời hợp tác quốc tế với các nước liên quan vì yếu tố tội phạm này có tính chất xuyên biên giới.
Trước đây, Báo Thanh Niêntừng ghi nhận, phản ánh một số vụ đưa người VN sang Trung Quốc làm “nô lệ tình dục”. Bây giờ lại xuất hiện tình trạng lừa bán lao động sang Campuchia... Để không xảy ra tình trạng bị bán sang các nước khác, bị hành hạ, làm việc bất hợp pháp, thì cần biện pháp nào mạnh hơn trong hợp tác quốc tế, thưa ông?
Lần này, lãnh đạo Bộ Công an cũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan đến đơn vị nghiệp vụ hợp tác quốc tế, vừa chặn nguồn tội phạm tại Campuchia vừa ngăn tội phạm của VN sang Campuchia.

Tuyệt đối không tin và làm theo lời dụ dỗ

Trả lời PV Thanh Niên về thực trạng lao động ở ĐBSCL bị lừa xuất khẩu lao động sang Campuchia, sau đó đòi tiền chuộc, ông Bùi Minh Túy, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bạc Liêu, cho biết qua rà soát trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này không có trường hợp nào. Tuy nhiên, theo ông Túy, để cảnh báo và ngăn chặn tình trạng lao động bị lừa đảo như trên, tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động đến từng hộ dân. Khuyến cáo người dân xuất khẩu lao động phải đi theo đường chính ngạch, tức là được chính quyền địa phương, doanh nghiệp, Sở LĐ-TB-XH trực tiếp tư vấn, tổ chức. Tuyệt đối không tin, không nghe, không làm theo lời dụ dỗ của các đối tượng mà mình không quen biết.

Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH Bạc Liêu, trong 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh có hơn 10 vụ mua bán người sang nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Trong đó, hầu hết nạn nhân là phụ nữ trẻ, khi sang nước ngoài bị bóc lột sức lao động hoặc làm vợ cho những người đàn ông không bình thường, bị bạo hành dã man.

Theo ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Cà Mau, thời gian qua Sở đã có văn bản gửi các địa phương trong tỉnh yêu cầu tuyên truyền cho người dân đi làm việc ở nước ngoài phải đi bằng con đường chính thức, phải thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm và các doanh nghiệp được Sở cấp phép. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp người dân bị dụ dỗ với lời hứa thu nhập hấp dẫn. Sở sẽ tiếp tục tuyên truyền, dẫn chứng cho bà con thấy nhiều trường hợp bị lừa ở nhiều tỉnh thành, chứ không riêng tỉnh Cà Mau.

Gia Bách - Trần Thanh Phong
Theo Thái Sơn (thực hiện/TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.