Nhộn nhịp thị trường Tết vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết Nguyên đán là thời điểm mua sắm nhộn nhịp nhất trong năm. Vì vậy, hệ thống cửa hàng bán lẻ, siêu thị, chợ trên địa bàn huyện Đức Cơ đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng phong phú để phục vụ nhu cầu của người dân.

Những ngày này, tại huyện biên giới Đức Cơ, không khí mua sắm Tết đã khá  nhộn nhịp. Chị Đặng Thị Xuân Hà-chủ cửa hàng tạp hóa Thành Hà (số 78 Phan Đình Phùng, thị trấn Chư Ty) đang khá bận rộn với việc nhập hàng và trưng bày hàng Tết. “Tết năm nay, tôi nhập về khoảng 300 triệu đồng tiền hàng hóa các loại, chủ yếu là bánh mứt, dầu ăn, mắm muối, mỹ phẩm, bia rượu… Hiện tại, người dân đã mua sắm nhộn nhịp, hàng bán ra tăng hơn ngày thường khá nhiều”-chị Hà cho biết.

 

Người dân Đức Cơ mua sắm chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Ảnh: L.H
Người dân Đức Cơ mua sắm chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Ảnh: L.H

Theo đánh giá của chị Hà, Tết năm nay, người tiêu dùng chuộng sản phẩm của các nhãn hàng nổi tiếng sản xuất trong nước, như: Bibica, Kinh Đô, Hải Hà, Orion… Nhà sản xuất cũng tung ra nhiều sản phẩm bánh kẹo hương vị mới lạ, mẫu mã đẹp. Bánh kẹo ngoại nhập thì kén khách và lượng mua sắm không nhiều. Hiện tại, giá các loại hàng hóa có dấu hiệu tăng nhưng không đáng kể. “Người dân Đức Cơ thường đi mua sắm mạnh từ sau 23 tháng Chạp, khi ấy phần là vãn việc, phần công nhân tại các công ty cao su được nhận lương thưởng trong năm”-chị Hà chia sẻ.

Tại Siêu thị Dailymart (tổ dân phố 4, thị trấn Chư Ty), lượng khách mua sắm khá nhộn nhịp, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. Tết này, Công ty Dailymart dự kiến lượng hàng tiêu thụ sẽ tăng gấp đôi so với năm trước. Các mặt hàng tiêu thụ chủ yếu là nước ngọt, bia, bánh kẹo và mứt. Theo chị Trần Thị Hiền-Giám đốc Siêu thị Dailymart, siêu thị đã gia tăng vốn lưu động lên 25% so với cùng kỳ năm 2017 để nhập hàng phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn. Đến thời điểm này, siêu thị đã nhập khoảng 90% lượng hàng phục vụ Tết. Từ 15 tháng Chạp, tất cả các loại bánh mứt sẽ có mặt ở siêu thị. Theo đánh giá của đơn vị này, giá cả hàng hóa năm nay sẽ không cao hơn so với Tết 2017.

Theo khảo sát mới đây của Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Đức Cơ, nhu cầu mua sắm Tết của người dân trên địa bàn huyện sẽ tăng khoảng 25% so với những tháng trước đó. Các đơn vị kinh doanh đã chuẩn bị cơ bản lượng hàng hóa phục vụ Tết. Ước giá trị hàng hóa phục vụ 2 tháng trước, trong và sau Tết trên địa bàn huyện vào khoảng hơn 273 tỷ đồng. Cụ thể: hàng lương thực, thực phẩm dự trữ khoảng 111 tỷ đồng; nguyên-vật liệu 99,15 tỷ đồng; hàng công nghiệp hơn 26 tỷ đồng; hàng may mặc, giày dép, mũ nón 34 tỷ đồng; hoa Tết các loại 1,5 tỷ đồng; hàng hóa, dịch vụ khác 1,7 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Luyện-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Đức Cơ, đánh giá: Năm 2017, do giá cả các loại nông sản chủ lực trên địa bàn như: cao su, hồ tiêu, cà phê… giảm mạnh ảnh hưởng khá lớn đến thu nhập của người dân, từ đó tác động không nhỏ đến sức mua sắm Tết. Phòng đã hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn chuẩn bị nguồn hàng đáp ứng nhu cầu của người dân trên quan điểm khuyến khích “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đi liền với đó, công tác quản lý chất lượng, giá cả hàng hóa cũng được đẩy mạnh nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu hàng, khan hiếm hàng dẫn đến sốt hàng, tăng giá bất hợp lý hay hàng hóa kém chất lượng len lỏi vào thị trường gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.