Nhiều điểm mới trong dự thảo Thông tư về điện gió và điện Mặt Trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo đại diện Bộ Công Thương, Quy hoạch điện VIII khuyến khích, ưu tiên phát triển năng lượng Mặt Trời tại miền Bắc, nơi có cường độ bức xạ mặt trời thấp hơn nhiều so với miền Trung và miền Nam.
Quy hoạch điện VIII khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Quy hoạch điện VIII khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư mới để gửi lấy ý kiến rộng rãi trước khi triển khai các bước tiếp theo về giá điện gió và điện Mặt Trời.

Theo đại diện Cục Điều tiết Điện lực, dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện Mặt Trời, điện gió có một số điểm mới.

Cụ thể, về cơ sở để lựa chọn quy mô công suất cho nhà điện Mặt Trời chuẩn, điện gió chuẩn được xác định trên cơ sở quy mô công suất phổ biến trong các dự án nhà máy điện Mặt Trời, điện gió được lựa chọn nhà đầu tư theo Quy hoạch điện VIII do hiện nay trong Quy hoạch điện VIII không quy định công suất của dự án nhà máy điện Mặt Trời, điện gió cụ thể, chỉ quy định tổng công suất theo từng vùng miền.

Về cơ sở lựa chọn đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) trong định nghĩa các loại hình điện gió trong đất liền, điện gió trên biển. Định nghĩa các loại hình điện gió trong đất liền, điện gió trên biển sử dụng trong dự thảo Thông tư tương tự định nghĩa các loại hình điện gió này tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

Về việc tính khung giá phát điện loại hình nhà máy điện Mặt Trời theo miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Quy hoạch điện VIII khuyến khích, ưu tiên phát triển năng lượng Mặt Trời tại miền Bắc, nơi có cường độ bức xạ mặt trời thấp hơn nhiều so với miền Trung và miền Nam.

Do đó để khuyến khích đầu tư nhà máy điện Mặt Trời tại miền Bắc, cần có cơ chế khung giá cao hơn (do sản lượng điện năng nhận được thấp) miền Trung và miền Nam. Theo nội dung tại dự thảo Thông tư, khung giá phát điện sẽ được xác định trên cơ sở cường độ bức xạ mặt trời của từng miền.

Quy hoạch điện VIII khuyến khích, ưu tiên phát triển năng lượng mặt trời tại miền Bắc, nơi có cường độ bức xạ mặt trời thấp hơn nhiều so với miền Trung và miền Nam. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Quy hoạch điện VIII khuyến khích, ưu tiên phát triển năng lượng mặt trời tại miền Bắc, nơi có cường độ bức xạ mặt trời thấp hơn nhiều so với miền Trung và miền Nam. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Về việc tham khảo số liệu của các tổ chức tư vấn đối với các thông số đầu vào để tính toán khung giá. Theo quy định tại Luật Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị tính toán khung giá, trình Bộ Công Thương thẩm định và ban hành. Do đó, dự thảo Thông tư tiếp tục quy định EVN xây dựng và EVN có thể lựa chọn các tổ chức, đơn vị tư vấn phù hợp để thu thập số liệu đầu vào.

Về việc xem xét, thành lập Hội đồng tư vấn để thẩm định kết quả tính toán khung giá do EVN trình. Cục Điều tiết Điện lực đã tiếp thu và chỉnh sửa dự thảo Thông tư. Trong trường hợp cần thiết, đặc biệt những năm có nhiều nhà máy điện Mặt Trời, điện gió thỏa thuận giá điện với EVN, Bộ Công Thương sẽ thành lập Hội đồng tư vấn để thẩm định kết quả tính toán khung giá do EVN trình.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/nhieu-diem-moi-trong-du-thao-thong-tu-ve-dien-gio-va-dien-mat-troi/891560.vnp

Có thể bạn quan tâm

Để doanh nghiệp quyết giá xăng dầu được không?

Để doanh nghiệp quyết giá xăng dầu được không?

Theo Bộ Công thương, quy định mức chiết khấu riêng cho đại lý bán lẻ xăng dầu là hạn chế tính linh hoạt và cạnh tranh chi phí giữa các thương nhân. Vậy có thể bỏ quy định về chi phí định mức, định mức lợi nhuận để tiến đến thị trường xăng dầu thực sự hay không?
Xuất khẩu gạo của Việt Nam thiết lập kỷ lục mới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam thiết lập kỷ lục mới

(GLO)- Báo điện tử Vietnamnet dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, tính từ đầu năm đến hết tháng 11-2023, xuất khẩu gạo của nước ta thu về 4,41 tỷ USD (tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2022). Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt qua mốc 3,65 tỷ USD năm 2011, chính thức thiết lập kỷ lục mới sau 34 năm tham gia thị trường thế giới.

Nhập khẩu đậu nành vượt 1 tỷ USD

Nhập khẩu đậu nành vượt 1 tỷ USD

(GLO)- Báo Công thương dẫn số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 10-2023, Việt Nam nhập khẩu 138.874 tấn đậu nành, trị giá 83,81 triệu USD (tăng 43,2% về lượng và tăng 43,9% về trị giá so với tháng 9-2023).
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm gần 20%

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm gần 20%

(GLO)- Báo điện tử VnExpress dẫn số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 10-2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD (tăng 5,7% so với tháng 9-2023, nhưng giảm 0,9% so với tháng 10-2022). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 790 triệu USD (tăng 4% so với tháng 9-2023 và tăng 0,3% so với tháng 10-2022).
Rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống 7 ngày, vào thứ Năm hàng tuần

Rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống 7 ngày, vào thứ Năm hàng tuần

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành nghị định mới cho phép liên bộ Công thương-Tài chính điều hành giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường nội địa với chu kỳ rút ngắn từ 10 ngày xuống 7 ngày một lần, vào thứ Năm hàng tuần; đồng thời cho phép các đại lý được nhập xăng của 3 đầu mối, thay vì mỗi đại lý chỉ được mua hàng của một đầu mối như quy định cũ.
Giá hồ tiêu trong nước đồng loạt tăng

Giá hồ tiêu trong nước đồng loạt tăng

(GLO)- Theo thông tin từ Báo Công thương, website giatieu.com, giá hồ tiêu trong nước ngày 16-11 đồng loạt tăng từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/tấn so với tuần trước tại các vùng trồng trọng điểm trên cả nước, dao động từ 67,5 triệu đồng đến 70,5 triệu đồng/tấn.