Nhặt chậu đất, tìm ra kho báu: "cung điện mộ cổ" của hoàng đế 1.800 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một vật dụng bằng gốm giống như chiếc chậu giúp các nhà khoa học Trung Quốc xác định được khu vực kỳ lạ gồm 100 mộ cổ họ khai quật được là một kho báu khảo cổ ngoài sức tưởng tượng.

Theo Smithsonian Magazine, chiếc chậu có đường kính khoảng 60 cm, sâu 25 cm, có khắc các văn tự đặc biệt đã giúp xác định chủ nhân của khu mộ cổ bí ẩn thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đó chính là hoàng đế Lưu chí thời nhà Hàn, còn gọi là Hán Hoàn Đế, trị vì vào thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên.
 

Chiếc chậu đất có chạm khắc ở phần đáy mang những dòng chứ bí ẩn tiết lộ chủ nhân là Hán Hoàn Đế Lưu Chí - Ảnh: VIện nghiên cứu Di tích văn hóa và khảo cổ học thành phố Lạc Dương
Chiếc chậu đất có chạm khắc ở phần đáy mang những dòng chứ bí ẩn tiết lộ chủ nhân là Hán Hoàn Đế Lưu Chí - Ảnh: VIện nghiên cứu Di tích văn hóa và khảo cổ học thành phố Lạc Dương



Tiến sĩ Wang Xianqiu từ VIện nghiên cứu Di tích văn hóa và khảo cổ học thành phố Lạc Dương, người đứng đầu dự án khai quật, nói với Tân Hoa Xã rằng phát hiện này đã giúp họ kết nối nhiều tài liệu cổ cũng như các bằng chứng khác được tìm thấy tại khu mộ cổ và xác nhận được chủ nhân tôn quý của khu mộ, cũng như hiểu ra rằng thứ họ tìm thấy là một kho báu khảo cổ ngoài sức tưởng tượng: một cung điện xa hoa chỉ để dành cho người chết.

Khu mộ cổ đã được phát hiện từ năm 2017. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ đã tìm được hơn 100 ngôi mộ. Đặc biệt hơn, khu mộ cổ này nằm trong một khu phức hợp lớn bao gồm nhiều ngôi nhà, đường đi, giếng nước, hệ thống thoát nước... và rất nhiều vật dụng xa hoa đi kèm.


 

Một phần của
Một phần của "cung điện mộ cổ" đã được khai quật - Ảnh: VIện nghiên cứu Di tích văn hóa và khảo cổ học thành phố Lạc Dương


Chính các nhà khoa học cũng bị bất ngờ khi việc nhặt được một chiếc chậu đất trong quá trình khai quật lại có thể thay đổi hoàn toàn hướng đi của cuộc tìm kiếm. Việc chủ nhân của ngôi mộ chính là một hoàng đế cho thấy khu phức hợp kia chính là một cung điện, được xây chỉ để dành cho người chết, trong đó các ngôi nhà là dành cho các thê thiếp, lính canh, người quản lý mộ. Họ sẽ được chôn cất tại chỗ sau khi qua đời để tiếp tục theo hầu vị vua quá cổ.

Hán Hoàn Đế Lưu Chí là một vị hoàng đế yểu mệnh, mất khi mới 35 tuổi. "Cung điện mộ cổ" độc đáo trên được cho là do vị vua kế vị xây cất cho ông.

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.