Nhập viện vì uống nước ngọt, trà sữa suốt 2 tuần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nam thanh niên 28 tuổi, nặng 175 kg nhập bệnh viện cấp cứu vì khó thở, suy tim, không thể đi lại sau 2 tuần uống trà sữa, nước ngọt...

Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng khó thở, suy tim và phù to hai chân, không thể di chuyển được. Người bệnh nhanh chóng được hỗ trợ máy thở và chăm sóc đặc biệt tại Khoa Điều trị tích cực.

Béo phì có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe
Béo phì có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe

Từ 10 năm trước, bệnh nhân được chẩn đoán béo phì, gout mạn. Hai tuần trước khi vào viện, nam thanh niên này tăng hơn 10 kg do sử dụng liên tục trà sữa, nước ngọt...

Bác sĩ Nguyễn Đăng Quân, Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực, cho biết qua thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm, nam bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ.

Hội chứng này thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa như: Béo phì, gout, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, suy tim, tai biến mạch máu não…

Theo bác sĩ Quân, người thừa cân, béo phì, lượng mỡ được phân bố nhiều xung quanh khu vực đường hô hấp trên dẫn tới hẹp đường thở, làm tăng chèn ép đường thở khi ngủ. Nam thanh niên này có lượng mỡ tập trung ở vùng ngực và bụng khiến dung tích phổi giảm và tăng nhu cầu ôxy.

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, gồm ngủ ngáy, mệt mỏi cả ngày, buồn ngủ vào ban ngày, đau đầu khi thức dậy... Trong đó ngủ ngáy là dấu hiệu phổ biến nhất.

Bệnh nhân có những cơn ngừng thở về đêm, thở phì phò, hổn hển và cuối kỳ ngừng thở. Ngáy to nhất khi nằm ngửa, giảm khi nằm nghiêng. Ngoài ra, bệnh nhân luôn có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày; có thể ngủ trong khi đang làm việc, thậm chí khi đang lái xe và cảm thấy đau đầu khi thức dậy.

Người bị ngừng thở khi ngủ thường cảm giác mệt mỏi, khó tập trung trong công việc, suy giảm trí nhớ, thay đổi tính tình, dễ cáu gắt.

Bệnh tiến triển âm thầm trong một quãng thời gian dài khiến việc điều trị, phục hồi khó khăn và tốn kém.

Bác sĩ khuyến cáo người có nguy cơ như người béo phì, người mắc đái tháo đường, gout, tăng huyết áp, suy tim… cần khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm hội chứng này.

Theo N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng bệnh không lây nhiễm

Gia tăng bệnh không lây nhiễm

(GLO)- Hàng ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tiếp nhận và thăm khám cho trên 1.000 trường hợp. Hai phần ba trong số này là bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.