Nhà Xuất bản Kim Đồng: Mong có thêm nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi chất lượng tại Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tối 14-9, Nhà Xuất bản Kim Đồng phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai tổ chức buổi gặp gỡ các hội viên Chi hội Văn học để giới thiệu về Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất.

Tham dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum cùng đông đảo hội viên. Chương trình còn có sự góp mặt của các em học sinh là học viên lớp bồi dưỡng “Sáng tác Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số” năm 2023.

Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Lam Nguyên

Bà Ngô Thị Phú Bình-Trưởng ban Biên tập Sách văn học Nhà xuất bản Kim Đồng thông tin: Qua hơn 65 năm thành lập (từ năm 1957), các tác phẩm văn học của Nhà Xuất bản đã nuôi dưỡng những giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp cũng như bồi đắp tâm hồn, nhân cách của nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam. Nhiều cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi đã được Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức nhằm tìm kiếm, thúc đẩy và cổ vũ các tác giả sáng tác nhiều hơn nữa cho bạn đọc thiếu nhi Việt Nam.

Với mong muốn phát hiện thêm những cây bút tài năng viết cho thiếu nhi, có thêm các tác phẩm văn học mới, chất lượng, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về con người, đất nước Việt Nam, tháng 5-2023, Nhà Xuất bản Kim Đồng công bố giải thưởng cho các sáng tác dành cho thiếu nhi mang tên Kim Đồng.

Giải thưởng lần thứ nhất gắn với cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi giai đoạn 2023-2025 được tổ chức dành cho tất cả các cây bút chuyên và không chuyên, với 3 thể loại: truyện ngắn, truyện dài và thơ. Các tác phẩm dự thi hướng tới đối tượng nhi đồng (6-10 tuổi) và thiếu niên (11-15 tuổi). Tổng trị giá giải thưởng là 360 triệu đồng, trong đó riêng giải nhất trị giá 100 triệu đồng. Thời hạn nhận tác phẩm từ 17-6-2023 đến hết ngày 31-3-2025.

Em Lê Hà Thanh Nhã-học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương, học viên lớp bồi dưỡng “Sáng tác Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số” năm 2023 nêu câu hỏi xung quanh Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất. Ảnh: Lam Nguyên

Em Lê Hà Thanh Nhã-học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương, học viên lớp bồi dưỡng “Sáng tác Văn học trẻ-Văn học dân tộc thiểu số” năm 2023 nêu câu hỏi xung quanh Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất. Ảnh: Lam Nguyên

Thông qua buổi gặp gỡ, Nhà Xuất bản Kim Đồng mong muốn quảng bá Giải thưởng Văn học Kim Đồng đến các hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum; đồng thời hy vọng thời gian tới sẽ có nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi của các nhà văn Gia Lai và Kon Tum xuất bản tại Nhà Xuất bản Kim Đồng.

Các hội viên cũng cho rằng buổi gặp gỡ đã tạo động lực để các tác giả trên địa bàn quan tâm hơn đến việc sáng tác các tác phẩm hay dành cho thiếu nhi, cũng là một cách góp phần quảng bá bản sắc văn hóa Tây Nguyên đến đông đảo độc giả.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Đinh Thị Như Thúy

Gương mặt thơ: Đinh Thị Như Thúy

(GLO)- Người gốc Huế, từng dạy học ở một huyện của tỉnh Đắk Lắk, giờ công tác tại Tạp chí Non Nước, TP. Đà Nẵng. Từ hơn 3 thập niên trước, Đinh Thị Như Thúy đã xuất hiện trên thi đàn bằng một giọng thơ lạ.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Nhớ mùa toóc rã rơm khô

Nồng nàn rơm rạ quê hương

(GLO)- Rơm rạ từ lâu đã là một trong những hình ảnh thân thương của mọi miền quê trên dải đất hình chữ S, gắn liền với người nông dân “một nắng hai sương”, “chân lấm tay bùn”.
Đôi điều về chuyện đọc thơ

Đôi điều về chuyện đọc thơ

(GLO)- Là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, tôi có cơ hội được tham gia một số đêm thơ-nhạc. Tại những đêm thơ-nhạc này, các bài thơ được thể hiện với nhiều hình thức như trình diễn, đọc, ngâm... của chính tác giả hoặc các nghệ sĩ.
Trái bóng tuổi thơ

Trái bóng tuổi thơ

(GLO)- Không hiểu sao lũ con trai quê tôi đều mê trái bóng. Cũng lạ, cái thời đất nước khó khăn, truyền thông vắng bóng, lũ nhỏ đâu biết gì nhiều về môn “thể thao vua”, ấy vậy mà trái bóng tròn luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Chơi cùng chiếc bóng

Chơi cùng chiếc bóng

Lần nào lục kho ảnh cũ tôi cũng khựng lại trước hai tấm hình. Một cảm giác vừa thân thương vừa bùi ngùi xót xa. Đó là bức ảnh chụp con gái đầu của tôi đang chơi đùa với chiếc bóng của mình qua vệt nắng hắt từ ô cửa sổ phòng trọ.
Bàn tay của bố

Bàn tay của bố

(GLO)- Mặc dù tôi không thích ca hát nhưng vẫn nhớ như in những câu trong bài “Bàn tay mẹ” (nhạc: Bùi Đình Thảo, thơ: Phạm Hữu Yên) mà cô giáo đã dạy: “Bàn tay mẹ bế chúng con/Bàn tay mẹ chăm chúng con”.

Ngày hội trường

Ngày hội trường

(GLO)- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi chia tay mái trường thân yêu. Có rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng tình yêu mà tôi dành cho bạn bè, thầy cô vẫn còn mãi. Để rồi hôm nay, nghe tiếng chuông điện thoại reo nhắc nhau về kế hoạch ngày hội trường, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, náo nức mong đợi.

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, người làm báo cần kiên định lý tưởng, giá trị cao đẹp của nghề báo, tuân thủ nguyên tắc, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung.