Nhà thầu "ngộp thở" vì chi phí vận chuyển đá thi công quốc lộ 19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Do khan hiếm nguồn vật liệu đá phục vụ thi công dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19, nhà thầu đã chấp nhận "gánh" thêm hơn 2 tỷ đồng chi phí vận chuyển khi mua vật liệu ở vị trí khá xa so với địa điểm thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục dự án trước ngày 31-12-2024.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn huyện Đak Pơ đang bước vào giai đoạn cuối với một số hạng mục còn lại như: thảm bê tông nhựa mặt đường; thi công rãnh thoát nước hình thang dọc các đoạn tuyến.

aaaaaaa-5848.jpg
Nhà thầu phải gánh thêm chi phí vận chuyển hơn 2 tỷ đồng để giải quyết nguồn vật liệu đá phục vụ cho việc thảm bê tông nhựa mặt đường. Ảnh: Minh Phương

Theo đó, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 từ Km90-Km108 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đoạn qua địa bàn huyện Đak Pơ có chiều dài 18 km với tổng mức đầu tư trên 522 tỷ đồng. Dự án được khởi công từ ngày 30-6-2023 và dự kiến hoàn thành 31-12-2024, đến thời điểm này khối lượng đã thi công đạt hơn 90% giá trị công trình. Tuy nhiên, một khó khăn hiện nay mà nhà thầu đang phải đối mặt là nguồn cung cấp vật liệu đá dùng để sản xuất bê tông nhựa khan hiếm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện dự án.

Hiện dự án cần 22.000 m3 đá các loại để thi công các hạng mục công trình. Để giải quyết tình trạng này, Ban Quản lý Dự án 2 (Bộ Giao thông-Vận tải) đã có văn bản “cầu cứu” UBND tỉnh Gia Lai về việc đề xuất tháo gỡ nguồn vật liệu đá phục vụ công tác sản xuất bê tông nhựa để thi công dự án.

Tuy vậy, trong số các mỏ đá do Sở Tài nguyên và Môi trường giới thiệu thì có nhiều mỏ đã hết thời hạn khai thác, mỏ còn hạn thì lại hết trữ lượng. Một số mỏ có nguồn đá thì ở vị trí quá xa so với địa điểm thi công (ở các huyện Chư Păh, Chư Sê, TP. Pleiku).

abcde-1220.jpg
Hiện các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ thảm bê tông nhựa mặt đường nhằm đảm bảo hoàn thành tiến độ dự án đề ra. Ảnh: Minh Phương

Ông Lê Tuấn Mạnh-Giám đốc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn Km90–Km108 (thuộc Ban Quản lý Dự án 2)-cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị thi công kiểm tra, lấy mẫu thí nghiệm đối với các mỏ đá được Sở Tài nguyên và Môi trường giới thiệu. Đồng thời, đôn đốc các nhà thầu chủ động liên hệ, rà soát, mở rộng phạm vi tìm kiếm các mỏ vật liệu khác trên địa bàn tỉnh, cố gắng sớm tập kết nguồn vật liệu đá đảm bảo về trạm bê tông nhựa nóng để chủ động trong công tác sản xuất và cung cấp cho dự án”.

Đến nay, dự án đã chủ động tập kết nguồn vật liệu đá được hơn 6.000 tấn mua từ một số công ty ở TP. Pleiku để giải quyết sự thiếu hụt nguồn vật liệu đá phục vụ cho việc thảm bê tông nhựa mặt đường.

Tuy nhiên, ông Lê Tuấn Mạnh cho biết, để giải quyết nguồn vật liệu khan hiếm này, các nhà thầu phải “gánh” chi phí vận chuyển đội lên hơn 2 tỷ đồng. Bởi quãng đường từ điểm mua (TP. Pleiku) đến vị trí trạm trộn bê tông nhựa nóng (đặt tại thị xã An Khê) rồi tiếp tục vận chuyển đến nơi thi công dài hơn 100 km.

Thời điểm này, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn huyện Đak Pơ còn 11 km đang được tiến hành thảm bê tông nhựa. Hiện các đơn vị thi công tranh thủ thời tiết thuận lợi để huy động máy móc thiết bị, nhân lực, vật liệu đẩy nhanh công tác thảm bê tông nhựa mặt đường nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành trong tháng 10-2024.

“Ngoài những khó khăn trên, tại phân đoạn Km95+770-Km95+900, quá trình thi công đào hạ nền đường cũng đang gặp khó khăn trong việc xin giấy phép nổ mìn phá đá của Sở Công thương để phục vụ thi công. Do vậy, chúng tôi đề nghị các cấp ngành của tỉnh tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ, quan tâm giải quyết để đảm bảo tiến độ của dự án”-Giám đốc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn Km90–Km108 thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null