Nguyễn Thị Thanh Tâm: Kết nối, lan tỏa giá trị cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Cùng với niềm đam mê nghiên cứu, cô gái 9X Nguyễn Thị Thanh Tâm-đồng sáng lập Trung tâm Dạy nghề pha chế Gia Lai-TRS1 Training Center (75 Tô Vĩnh Diện, TP. Pleiku) có một hành trình kết nối và lan tỏa giá trị cốt lõi của hạt cà phê tới cộng đồng đầy ấn tượng.

Từ nông trại tới ly cà phê

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất của những mùa cà phê chín đỏ, Nguyễn Thị Thanh Tâm luôn có một tình yêu lớn dành cho loại nông sản này. Năm 2018, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành pha chế tại Trường Hướng nghiệp Á Âu (TP. Đà Nẵng), Tâm tập trung phát triển tay nghề tại một số chuỗi cà phê theo làn sóng cà phê thứ 3-dòng cà phê đặc sản. Năm 2019, chị trở thành giảng viên của Trường Dạy nghề Âu Việt Á (TP. Đà Nẵng).

“Người pha chế phải thực sự yêu và hiểu về cà phê. Trong thời gian giảng dạy ở trường, tôi tranh thủ học thêm kiến thức để nâng tầm hiểu biết. Năm 2021, sau khi có chứng chỉ “Chiết xuất cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế SCA”, tôi quay trở về Gia Lai để thực hiện ước mơ”-chị Tâm cho hay.

Không chỉ là một thợ pha chế giỏi, chị Nguyễn Thị Thanh Tâm còn tích cực quảng bá hương vị cà phê đặc sản của vùng đất Gia Lai. Ảnh: T.D

Không chỉ là một thợ pha chế giỏi, chị Nguyễn Thị Thanh Tâm còn tích cực quảng bá hương vị cà phê đặc sản của vùng đất Gia Lai. Ảnh: T.D

Từ đó, Trung tâm Dạy nghề pha chế Gia Lai-TRS1 Training Center do chị Tâm điều hành đi vào hoạt động. Chị cho biết, TRS1 là giống cà phê Robusta đặc trưng của vùng đất Gia Lai. Vì vậy, chị lấy tên TRS1 để làm thương hiệu của mình. Với mong muốn kết nối cộng đồng cà phê không chỉ ở vai trò là những người pha chế, chị tập trung nghiên cứu hành trình từ nông trại tới ly cà phê (from farm to cup). “Đây là hành trình để gia tăng những trải nghiệm hoàn toàn mới, người pha chế phải thấu hiểu trọn quá trình từ lúc ươm trồng tới rang xay, pha chế để tạo ra những sản phẩm mang nét riêng của vùng đất Gia Lai. Từ đó, chinh phục trọn trái tim người yêu cà phê trên khắp mọi miền”-chị Tâm chia sẻ.

Thực hiện hành trình “from farm to cup”, chị Tâm đã trực tiếp kết nối với các trang trại cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ để tìm hiểu về giống, quy trình chăm sóc, thu hái và sơ chế. Từ đó, chị tạo được nguồn nguyên liệu phong phú, chất lượng để đưa ra những ly cà phê chuẩn vị nhất. Nhìn cách chị nâng niu từng tách cà phê mới thấy được rằng, không đơn thuần chỉ là thợ pha chế, cô gái 9X này còn là người bảo vệ và truyền cảm hứng về một hành trình dài của hạt cà phê.

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Chủ nông trại Moons Coffee Farm (hẻm 1418 Trường Chinh, TP. Pleiku) bày tỏ niềm hứng khởi khi trò chuyện cùng tôi về hành trình kết nối sản phẩm cà phê hữu cơ của nông trại đến với người tiêu dùng của chị Tâm. Chị Thủy tâm sự: “Tâm là một bạn trẻ có đam mê và hiểu biết sâu rộng về văn hóa cà phê. Những ly cà phê hấp dẫn của Tâm như kể về câu chuyện của vùng đất và con người theo một cách riêng. Là một trong những nông trại “lĩnh xướng” cho nông nghiệp bền vững ở Gia Lai, chúng tôi đã cùng Tâm lan tỏa hương vị cà phê đặc sản của quê hương mình”.

Để thực hiện hành trình “from farm to cup”, chị Tâm đã trực tiếp kết nối với các trang trại cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Ảnh: T.D

Để thực hiện hành trình “from farm to cup”, chị Tâm đã trực tiếp kết nối với các trang trại cà phê sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Ảnh: T.D

Kết nối cộng đồng cà phê

Ngoài việc lan tỏa tình yêu cho hàng trăm học viên trong lĩnh vực pha chế và setup quán cà phê, quy trình vận hành, quản lý nhân sự, chị Tâm còn kết nối cộng đồng cà phê của tỉnh với các tỉnh, thành lân cận qua việc tổ chức các sự kiện về cà phê, góp phần nâng cao giá trị cà phê Gia Lai.

Theo chị Tâm, hiện nay, thị trường cà phê Gia Lai đã hướng tới làn sóng cà phê thứ 3-cà phê đặc sản. Tuy nhiên, chưa có sự kết nối, lan tỏa trong cộng đồng để đẩy mạnh quảng bá thương hiệu cà phê Gia Lai. Vì vậy, tháng 9-2022, chị mạnh dạn kết nối với một số farm và quán cà phê trong tỉnh tổ chức sự kiện “Coffee Connection”. Đây là sự kiện trải nghiệm cà phê thủ công làn sóng cà phê thứ 3 và cà phê Fine Robusta đặc trưng của vùng đất Gia Lai. Đặc biệt, đây cũng là sự kiện đầu tiên trải nghiệm pha cà phê thủ công tại Gia Lai thu hút đông đảo cộng đồng người sản xuất và cả những người yêu cà phê Gia Lai từ TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Đà Nẵng, Đak Nông… tham gia.

“Đây là tín hiệu vui để tôi tích cực đẩy mạnh việc kết nối cộng đồng cà phê ở Gia Lai. Thành công lớn nhất của tôi là đã hình thành được một cộng đồng cà phê Gia Lai trên 20 thành viên là chủ quán, nhà rang xay, nông trại”-chị Tâm bày tỏ.

Đến nay, cộng đồng cà phê đã tăng lên 100 thành viên. Hàng tháng, chị Tâm cùng các thành viên họp mặt để chia sẻ sâu hơn về quy trình canh tác đến sản xuất, chế biến và cho ra những sản phẩm cà phê mang hương vị đặc trưng. Anh Nguyễn Cao Nghĩa-Chủ nhà rang Nguyên Phú Coffee (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) cho biết: “Tôi tham gia cộng đồng cà phê Gia Lai qua sự kết nối của Tâm. Ngoài việc chia sẻ các thông tin hữu ích, chúng tôi còn được tham gia các sự kiện “Coffee Tour” với hoạt động trải nghiệm việc hái, sơ chế cà phê chất lượng cao, các phương pháp sơ chế cà phê natural và honey. Ở Tâm, chúng tôi nhận thấy nguồn năng lượng dồi dào và tinh thần nhiệt huyết vì cộng đồng rất lớn. Cô ấy đã góp phần đưa văn hóa cà phê nâng tầm bởi phong cách chiết xuất hiện đại, tiệm cận với xu hướng trên thế giới”.

Cũng với tinh thần của người trẻ, dám nghĩ, dám làm, trong 2 ngày 8 và 9-9 vừa qua, chị Tâm cùng cộng đồng cà phê Gia Lai đã tổ chức thành công sự kiện “Gia Lai Coffee Festival”. Với chủ đề “Gia Lai vùng nguyên liệu chất lượng cao”, đây là hoạt động trải nghiệm cà phê địa phương lần đầu tiên được tổ chức tại Gia Lai với sự góp mặt của gần 30 đơn vị đồng hành (trong đó có 6 đơn vị ngoài tỉnh) là các chủ farm, nhà rang xay, nhà phân phối và chủ quán cà phê. Đã có trên 1.000 lượt khách tiếp cận các hoạt động hấp dẫn tại sự kiện như: trải nghiệm các phương thức rang, xay và pha chế cà phê; thi đấu barista teamwork; talkshow về chuyên đề chất lượng cà phê Gia Lai.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trưng bày 32 mẫu cà phê chất lượng cao của Gia Lai và các dụng cụ pha chế, sách, tài liệu về lĩnh vực này. “Tôi mong muốn đem tới mọi người tổng quan về hành trình cà phê Gia Lai. Qua các hoạt động, mọi người sẽ được thưởng thức, trải nghiệm; đồng thời kết nối cộng đồng người làm ngành cà phê nói riêng, cư dân trong tỉnh và ngoại tỉnh nói chung”-chị Tâm hào hứng nói.

Các thành viên trong cộng đồng cà phê Gia Lai thường xuyên kết nối để có những thông tin hữu ích về ngành cà phê. Ảnh: Trần Dung

Các thành viên trong cộng đồng cà phê Gia Lai thường xuyên kết nối để có những thông tin hữu ích về ngành cà phê. Ảnh: Trần Dung

Ông Nguyễn Hữu Long-người sáng lập Học viện Cà phê Việt Nam VCA: “Tâm đã kết nối được cộng đồng cà phê Gia Lai với những thành viên có chung niềm đam mê cà phê và tinh thần cống hiến, từ đó, tạo sự lan tỏa và có nhiều cá nhân, tổ chức cùng đồng hành. Không chỉ góp phần tạo dựng thương hiệu cà phê chất lượng cao Gia Lai, Tâm cùng cộng đồng cà phê địa phương đã cùng nhau kể về câu chuyện của tinh thần khởi nghiệp, tinh thần cống hiến sức trẻ và kiến thức mới mẻ cho ngành cà phê”.

Ông Nguyễn Văn Hòa-đại diện Trung tâm Kiểm định cà phê Quốc tế S-Quality Lab tại Việt Nam-cho rằng: “Với những nỗ lực và tâm huyết, Tâm đã đưa cà phê Gia Lai tới gần hơn với mọi người, tạo ra sân chơi, diễn đàn kết nối hệ sinh thái ngành cà phê theo tiêu chí “from farm to cup” kết nối từ nông dân-nhà rang xay-chủ quán-pha chế-người tiêu dùng. Chúng tôi là đơn vị hỗ trợ và kiểm định các dòng cà phê đạt chuẩn và nhận thấy cà phê Gia Lai cần được cộng đồng cà phê kết nối, quảng bá bởi nó có nét đặc trưng rất riêng về hương vị. Với độ cao khoảng 750 m so với mặt nước biển, đây là điều kiện lý tưởng cho việc trồng cà phê Robusta và mang lại hương vị khác biệt so với cà phê ở những vùng miền khác”.

Được biết, với tư cách là cố vấn cho sự kiện “Gia Lai Coffee Festival”, ông Hòa đã cung cấp thông tin, góc nhìn tổng quan về vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao Gia Lai; khẳng định chất lượng cà phê nhân xanh, rang tại vùng nguyên liệu và cách thức thúc đẩy các hoạt động cộng đồng tại địa phương.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai, chị Tâm khẳng định: “Không dừng lại ở thành công của “Gia Lai Coffee Festival”, bản thân tôi và các đơn vị thuộc hệ sinh thái ngành cà phê Gia Lai sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm xây dựng thương hiệu cà phê Gia Lai vươn tầm khu vực. Nối tiếp làn sóng cà phê hòa tan và cà phê pha máy, làn sóng thứ 3 khá thú vị khi cà phê không chỉ để thưởng thức mà còn được tìm hiểu những thông tin “from farm to cup” như: Dòng cà phê được trồng ở đâu? Phương thức canh tác ra sao? Độ cao bao nhiêu? Cách sơ chế như thế nào? Để làm tốt điều này, tôi sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng nhằm kết nối cộng đồng cà phê Gia Lai. Tôi tin rằng, khi mọi người cùng chung tay sẽ mở ra cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương; góp phần xây dựng thương hiệu cà phê Gia Lai ngày càng phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người - Bài 1: Những cuộc đời bị đánh cắp

Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người - Bài 1: Những cuộc đời bị đánh cắp

Nạn mua bán người gây ra những hậu quả không thể đo đếm được khi tước đoạt tương lai, cuộc sống và để lại nỗi đau tận cùng cho nạn nhân, gia đình họ cùng nhiều người khác. Thấu hiểu nỗi đau đó, Đảng, Nhà nước, Quốc hội và cả hệ thống chính trị quyết liệt đấu tranh với loại tội phạm này. Luật Phòng, chống mua bán người sau hơn 10 năm được Quốc hội thông qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, có ý nghĩa chính trị cả về đối nội, đối ngoại và thể hiện quyết tâm của Việt Nam trước vấn nạn nhức nhối cần loại bỏ.
Sóc, Bẹc dưới bóng mây Tà Xiên

Sóc, Bẹc dưới bóng mây Tà Xiên

Con chó Sóc có màu lông xám pha trắng giống màu gấu trúc, còn con chó Bẹc có lông vàng pha đen. Cả 2 con không phải vật lộn để sinh tồn như con chó Ca Dăng trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nhà văn James Oliver Curwood. Cả 2 con phải quen với mùi hương mới, khi sự đổi thay lan khắp vùng cao xã Ga Ri (Tây Giang).
Phía sau những gánh hàng rong - kỳ 2: Những đêm dài…

Phía sau những gánh hàng rong - kỳ 2: Những đêm dài…

Họ cũng muốn được quây quần bên mâm cơm tối cùng gia đình, được ngủ say trên chiếc giường có chăn ấm, nệm êm. Nhưng cuộc mưu sinh không cho họ lựa chọn nào khác. “Nghề của mình như vậy, đã đâm lao thì phải theo lao. Đời mình không sướng được thì cố để con cháu được sướng thay mình”, chị Lợi, một người bán hàng rong ở bờ hồ Hoàn Kiếm tâm sự...
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ cuối: Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở An Khê

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ cuối: Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở An Khê

(GLO)- Tháng 10-1945, dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy Trung Kỳ, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương ở tỉnh Gia Lai được thành lập, gồm 9 đảng viên, do đồng chí Nguyễn Đường làm Bí thư. Sự kiện này đã đánh dấu mốc quan trọng trong bước phát triển của phong trào cách mạng ở địa phương. Chi bộ cũng là Ban vận động thành lập Đảng bộ tỉnh Gia Lai sau này.
Lần theo dấu chân xưa

Lần theo dấu chân xưa

Sau khi dự một cuộc gặp mặt các chiến sĩ giao liên thời kháng chiến ở TP.Tam Kỳ, lại là ngày cuối tuần, tôi xuống cửa An Hòa, ngồi thuyền theo dòng Trường Giang…
Phía sau những gánh hàng rong: Nỗi niềm ai tỏ…

Phía sau những gánh hàng rong: Nỗi niềm ai tỏ…

Không người thân, không họ hàng bên cạnh, không bạn bè, tài sản quý giá nhất của họ chỉ là chiếc xe đạp, đôi quang gánh hoặc một chiếc xe hàng nhỏ. Họ là những người độc hành ở đất Hà thành. Hàng thập kỷ qua, những bước chân họ in dấu khắp phố phường, những tiếng rao vẫn cất lên ngày đêm, dù đã mai một nhiều…
Mùa thiên di của người

Mùa thiên di của người

Khi những cơn mưa dầm của tháng 11 dần tắt, gió chướng bắt đầu thổi về, mang cái hanh khô, se sắt phủ tràn lên những bạt ngàn cà phê chín đỏ, đó là khi đoàn người thiên di từ khắp các ngả quê đổ về Tây Nguyên. Dù đã nhiều lần đến Tây Nguyên vào mùa gió chướng, gặp những đoàn người thiên di mùa cà phê chín, nhưng tôi vẫn có cảm xúc khó nói hết thành lời…
Lấp lánh những 'vầng trăng khuyết', Kỳ 2: Chim cánh cụt vẫn có thể bay

Lấp lánh những 'vầng trăng khuyết', Kỳ 2: Chim cánh cụt vẫn có thể bay

Từ một người khuyết tật, chị Nguyễn Thị Huyền đến từ Đắk Nông không ngừng nỗ lực vươn lên làm chủ cuộc sống, tạo việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ. Chị chia sẻ: “Đẹp không chỉ ở nhan sắc, đi không chỉ nhờ đôi chân, chim cánh cụt vẫn có thể bay nếu chúng ta đủ niềm tin và nghị lực”.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 2: “Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ”

Ư(GLO)- Đỗ Trạc thường đọc cho bạn bè ở vùng An Sơn nghe trong giai đoạn anh từ Huế trở về quê để chờ thời, chuẩn bị cho một hành trình mới trong đời, đó là những câu đầy trăn trở trước thời cuộc: “Nào ai tỉnh, nào ai say/Lòng ta ta biết, chí ta ta hay/Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ/Hà tất cùng sầu đối cỏ cây…” (Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác-người theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh). Một số thanh niên và trí thức nông thôn ở An Khê bấy giờ đang hoang mang, đứng ở ngã ba đường. Không khí chiến tranh khá ngột ngạt bao trùm khắp nơi, các tổ chức yêu nước bị giặc khủng bố, đàn áp.
Rước rể

Rước rể

Khi cô gái Êđê muốn lấy người con trai ưng ý làm chồng, bên nhà gái phải nhờ ông mai là em trai mẹ hoặc người lớn tuổi trong dòng họ am hiểu luật tục chuẩn bị sính lễ mang đến nhà trai làm lễ hỏi chồng. Sau thời gian 'gửi dâu' từ 2 đến 3 năm, nhà trai chấp thuận sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành rước rể.
Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 1: Từ lúc trong tim“bừng nắng hạ”

Mạch ngầm sông Ba - Kỳ 1: Từ lúc trong tim“bừng nắng hạ”

(GLO)- Trước khi qua đời, ông Đỗ Hằng, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Bí thư Huyện ủy An Khê (tỉnh Gia Lai) đã gửi cho chúng tôi tập tài liệu về Anh hùng Đỗ Trạc-người có công khai sáng, mở đường đầu tiên cho phong trào cách mạng An Khê với di nguyện là: Hãy viết một tập ký về người anh hùng trong kháng chiến chống Pháp trên đất An Khê. Sau nhiều tháng nghiên cứu, chấp bút, đến nay, chúng tôi cơ bản đã hoàn thành tập truyện ký về cuộc đời người con của quê hương An Khê, xin trích đăng một phần giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo bước chân những người giữ rừng

Theo bước chân những người giữ rừng

Có những nỗi niềm rất riêng của mỗi người khi họ làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, khi cơn gió giao mùa đến rất gần và những hạt mưa nặng trĩu rơi xuống, họ vẫn ngày đêm túc trực để giữ rừng, đôi mắt cứ ngóng về phía xa xa, nơi đó có gia đình và một niềm tin không mỏi.
Cồn bãi giữa dòng Gianh: Những 'cái nhất' ở Cồn Sẻ

Cồn bãi giữa dòng Gianh: Những 'cái nhất' ở Cồn Sẻ

Những doi đất ở vùng hạ lưu sông Gianh (Quảng Bình), tức Linh Giang, chỉ giới tự nhiên phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài trong quá khứ, giờ đang ôm ấp hàng vạn mảnh đời. Trên sông Gianh có nhiều cồn, dài nhất khoảng 3,8 km, rộng nhất khoảng 0,8 km. Giữa bốn bề sóng nước, cư dân vẫn kiên cường bám trụ hết đời này sang đời khác và không thôi ấp ủ những giấc mơ.