Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường có thể bạn không biết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiểu đường là một bệnh trao đổi chất nghiêm trọng thường ảnh hưởng đến người trên 50 tuổi, bất kể giới tính. Có những lý do có thể dẫn đến bệnh tiểu đường mà bạn có thể không biết.

Thực tế, tiểu đường là bệnh có thể được điều trị và kiểm soát nhưng không thể chữa khỏi. Người bệnh tiểu đường có tình trạng đường huyết tăng cao vì cơ thể không sản sinh đủ insulin, dẫn đến một số triệu chứng bao gồm giảm cân, đi tiểu thường xuyên, giảm miễn dịch, mệt mỏi, giảm huyết áp...

 

Bỏ bữa sáng thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Bỏ bữa sáng thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.

Tránh cà phê

Đây là điều đáng ngạc nhiên! Một nghiên cứu gần đây của Trường Harvard T.H. Chan (Mỹ) đã phát hiện những người tiêu thụ cà phê thường xuyên có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 33% so với những người tránh cà phê. Nguyên nhân là vì các thành phần nhất định của cà phê có thể làm giảm đề kháng insulin trong cơ thể.

Thiếu probiotic

Sự thiếu probiotic trong chế độ ăn có thể gây viêm ở ruột. Do đó gây ra đề kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường. Trong chế độ ăn uống chứa probiotic là chất dinh dưỡng sẽ hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong cơ thể. Probiotic được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sữa đông và sữa chua.

Ăn uống thức ăn từ đồ đựng bằng nhựa

Việc ăn uống thực phẩm được đựng trong các đồ dùng bằng nhựa cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì các hóa chất dùng để sản xuất chúng có thể gây ra đề kháng insulin và tăng huyết áp, theo Boldsky.

Thiếu ánh sáng mặt trời

Nếu bạn sống thiếu ánh mặt trời, bạn có thể đặt mình vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi lẽ, thiếu ánh nắng có thể gây ra thiếu hụt vitamin D, cũng là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường.

Công việc thường xuyên ngồi

Nếu bạn có một công việc ngồi hàng giờ hoặc không đam mê các hoạt động thể dục nhiều thì đó có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ bụng. Mỡ bụng là một trong những nguyên nhân phổ biến cho bệnh tiểu đường, theo Boldsky.

Bỏ bữa ăn sáng

Nếu bạn có lối sống bận rộn và bỏ bữa sáng thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Đói trong một thời gian dài vào buổi sáng có thể làm gián đoạn lượng insulin trong cơ thể.

Mất nước

Nếu bạn là người không có thói quen uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ bị mất nước. Mất nước gây tăng đường huyết, trong đó hàm lượng đường trong cơ thể có xu hướng tập trung lại. Do đó gây ra bệnh tiểu đường.

Một số loại nước hoa

Nếu bạn là người sử dụng nước hoa quá nhiều và thường xuyên, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì các sản phẩm này chứa một số hóa chất gây rối loạn cân bằng insulin, theo Boldsky.

Thịt bị ô nhiễm

Một số loại thịt đỏ mà bạn tiêu dùng bên ngoài có thể chứa thuốc trừ sâu và các hóa chất khác được sử dụng để làm sạch thịt, gây ra tăng đường huyết dẫn đến bệnh tiểu đường.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.