Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa ngày của Mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày của Mẹ (Mother’s Day) là ngày để những người con thể hiện lòng biết ơn và tình yêu với các bà mẹ trên khắp thế giới.

 

 


Ngày của Mẹ (Mother's Day) là ngày tôn vinh người mẹ, tình mẹ, tôn vinh vai trò gắn kết của mẹ trong gia đình và ảnh hưởng của người mẹ trong xã hội. Có nhiều "phiên bản" Ngày của Mẹ trên khắp thế giới, với thời gian tổ chức khác nhau.

Ngày của Mẹ phổ biến nhất hiện nay được kỷ niệm vào Chủ nhật thứ hai của tháng 5. Như vậy, Ngày của Mẹ 2021 rơi vào ngày 9.5.

Những người mẹ không chỉ có công sinh thành mà còn nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta thành người. Dẫu còn là một cô, cậu bé hay đã trưởng thành, dù hạnh phúc hay khó khăn, vất vả, thành công hay thất bại… bất cứ ai trong chúng ta cũng đều được che chở trong vòng tay mẹ. Vì vậy, đây là ngày lễ được nhiều người coi trọng

Vào ngày này, những người con, có thể thông qua nhiều hình thức, để thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với mẹ. Chúng ta có thể gửi tặng lời chúc, lời hỏi thăm hay những món quà thiết thực đến với các bà mẹ.

Có nhiều giả thiết về nguồn gốc ra đời Ngày của Mẹ. Nhiều tài liệu cho rằng ngày lễ này có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, thời mà con người tôn thờ các vị thần, đặc biệt là Rhea - nữ thần của sự sinh sản, được coi như mẹ của các vị thần trên đỉnh Olympus.

Giả thiết khác cho rằng Ngày của Mẹ xuất hiện đầu tiên ở Anh vào khoảng năm 1600. Ngày này được tổ chức hàng năm, trước lễ Phục sinh 40 ngày. Trong Mother's Day, các em nhỏ thời ấy có tục tặng hoa hoặc bánh trái cây cho người mẹ thân yêu của mình. Tuy nhiên, sau vài trăm năm, phong tục này dần mai một và bị quên lãng ở thế kỷ thứ XIX.


 

 Ngày của Mẹ 2021 nhằm vào 9.5. Ảnh: đồ hoạ
Ngày của Mẹ 2021 nhằm vào 9.5. Ảnh: đồ hoạ


Ngày của Mẹ phiên bản hiện đại ra đời tại Mỹ đầu thế kỷ XX theo sáng kiến của cô gái có tên Anna Jarvis (bang Philadelphia). Sau khi mẹ mất, Anna luôn day dứt bởi còn nhiều điều chưa làm được cho mẹ, và bởi thái độ thờ ơ của người dân Mỹ đối với người mẹ.

Cô quyết tâm vận động để tổ chức Ngày của Mẹ trên toàn quốc. Nhờ lòng kiên trì, bền bỉ của cô gái, năm 1911, Ngày của Mẹ đã được tổ chức ở hầu hết các tiểu bang của Mỹ. Năm 1914, Tổng thống Mỹ ký văn bản ấn định ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5 hằng năm là Ngày của Mẹ.

Ở Việt Nam, Ngày của Mẹ được kỷ niệm phổ biến những năm gần đây. Đây là ngày những người con nhớ đến, hướng đến, dành sự tri ân và tình yêu thương cho người mẹ của mình. Là đất nước có truyền thống coi trọng đạo Hiếu, trước khi Mother's Day của phương Tây được du nhập, người Việt tôn vinh mẹ trong ngày Vu lan - rằm tháng 7. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 cũng là dịp mọi người thể hiện tình yêu, sự quan tâm tới mẹ, thể hiện qua những lời chúc, những món quà và những cách chăm sóc khác...

 

https://laodong.vn/chuyen-nha-minh/nguon-goc-ra-doi-va-y-nghia-ngay-cua-me-907148.ldo

Theo Hải Ngọc (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.