Người phụ nữ mất gần 1,2 tỷ đồng vì cuộc gọi của 'công an'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù lực lượng chức năng luôn cảnh báo và khuyến cáo, nhưng tình trạng đối tượng mạo danh công an, VKS, tòa án... gọi điện hăm dọa bị hại để lừa đảo, chiếm đoạt tiền lại tiếp diễn, số người "sập bẫy" vẫn gia tăng.
Tội phạm lừa đảo qua không gian mạng ngày càng tinh vi và không từ một thủ đoạn nào để lừa người khác.

Tội phạm lừa đảo qua không gian mạng ngày càng tinh vi và không từ một thủ đoạn nào để lừa người khác.

Nhiều người vẫn sập bẫy lừa “cổ điển”

Ngày 28-3, Công an huyện Hóc Môn đang cùng Công an TPHCM điều tra xác minh làm rõ vụ mạo danh "cán bộ công an" để lừa đảo chiếm đoạt gần 1,2 tỷ đồng của bà L.T.K.E. (ngụ huyện Hóc Môn).

Trước đó, bà E. nhận cuộc điện thoại gọi đến từ đầu số “lạ” và bà bắt máy. Đầu dây bên kia tự xưng là thiếu úy Lê Văn Tám và đang công tác tại Công an TP Đà Nẵng.

"Thiếu úy" Tám nói bà E. liên quan đến đường dây rửa tiền, mua bán trái phép chất ma túy và yêu cầu bà phải làm theo hướng dẫn.

Tiếp đó, "cán bộ công an" yêu cầu bà E. chuyển tiền để xác minh làm rõ. Nếu bà E. không liên can thì sẽ trả lại. Sau đó, "cán bộ công an"còn cung cấp số tài khoản ngân hàng để bà E. có thể chuyển tiền kiểm tra.

Vì lo sợ nên người phụ nữ đã chuyển gần 1,2 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng TRUONG HONG LINH đứng tên. Sau đó, bà E. phát hiện mình bị lừa nên tới công an trình báo.

Tương tự, gần đây, nhiều người dân mất tiền tỷ vì được “công an” hướng dẫn đăng ký VNeID. Mới đây, ngày 7-3, bà Q. (nhân viên văn phòng ở TPHCM) nhận cuộc gọi của người đàn ông xưng là cán bộ Công an phường 16 (quận 4, TPHCM). Người này yêu cầu bà Q. đăng ký lại thông tin định danh mức 2 (VNeID) do tài khoản của bà chưa được đăng ký vì lỗi hệ thống.

Vị “cán bộ” này còn đọc tên, số căn cước công dân, nơi cư trú… của bà Q. và đề nghị bà lên trụ sở công an đăng ký VNeID. Sau khi “nhắc khéo” hiện nhiều người đang xếp hàng ở trụ sở nên phải chờ đợi lâu, người này nói sẽ hướng dẫn bà Q. đăng ký VNeID qua điện thoại cho thuận tiện. Tin tưởng, bà Q. đồng ý.

Cảnh giác với người lạ gọi điện kích hoạt dùm định danh điện tử mức 2. Ảnh: TRUNG DŨNG

Cảnh giác với người lạ gọi điện kích hoạt dùm định danh điện tử mức 2. Ảnh: TRUNG DŨNG

Người này tiếp tục nói, nếu làm trên điện thoại iPhone sẽ bị lỗi, do đó yêu cầu bà Q. sử dụng điện thoại Samsung (dùng hệ điều hành Android). Sau đó, người này dùng Zalo tên “Thanh Luân” kết bạn và gọi video hướng dẫn bà tìm kiếm trên Google link dichvucong.bvgov.com; yêu cầu bà tải ứng dụng “Cổng dịch vụ công Bộ Công an” về điện thoại. Bà Q. tải ứng dụng về và tiếp tục được hướng dẫn làm các bước định danh như: đăng nhập, lấy dấu vân tay…

Lúc này, người gọi thông báo dịch vụ phải đóng phí 12.000 đồng và hướng dẫn bà Q. đăng nhập ứng dụng Ngân hàng MB Bank trên điện thoại Samsung. Thực hiện xong, bà Q. nhận tin nhắn từ MB Bank về điện thoại và ngay lập tức tài khoản của bà bị trừ tiền 3 lần, số tiền bị trừ gần 1,5 tỷ đồng.

Nạn nhân là người cao tuổi về hưu, nội trợ gia đình

Theo Công an TPHCM, gần đây tình trạng các đối tượng mạo danh công an, viện kiểm sát, tòa án... gọi điện hăm dọa bị hại để lừa đảo, chiếm đoạt tiền lại tiếp diễn. Mặc dù đã được lực lượng chức năng khuyến cáo nhưng hiện nay số người "sập bẫy" vẫn gia tăng.

Khi nạn nhân nói không liên quan hoặc không phải là tội phạm thì đối tượng lừa đảo yêu cầu cung cấp thông tin để xác minh; hay nói rằng có thể thông tin cá nhân của nạn nhân bị lợi dụng, yêu cầu làm theo hướng dẫn để “phục vụ công tác điều tra, xử lý”…

Từ đó, đối tượng dẫn dụ nạn nhân làm theo yêu cầu. Phần lớn, đối tượng nhắm vào người ít có điều kiện tiếp xúc với báo chí, thông tin trên mạng xã hội như: người cao tuổi về hưu, nội trợ gia đình… Đây cũng là những người nhẹ dạ cả tin và ít có khả năng đề phòng.

Bộ Công an và Công an TPHCM nhiều lần cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo giả danh người có chức danh tại các cơ quan tố tụng

Bộ Công an và Công an TPHCM nhiều lần cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo giả danh người có chức danh tại các cơ quan tố tụng

Để tránh "sập bẫy" loại tội phạm này, người dân cần thận trọng, bình tĩnh trước các thông tin đe dọa, uy hiếp, phải dứt khoát từ chối làm việc qua điện thoại; cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, để nêu cao tinh thần cảnh giác. Đồng thời, có kiến thức để tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo, để tránh mắc bẫy của loại tội phạm này.

Người dân không nên công khai thông tin cá nhân trên mạng xã hội, trang thương mại điện tử hoặc khi mua sắm tại cửa hàng. Khi có cuộc gọi tự xưng là Công an, VKS, Tòa án phải yêu cầu gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập hợp lệ đến công an địa phương nơi cư trú.

Đặc biệt, người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn như: bấm phím số trên máy điện thoại, xác minh số điện thoại, không ấn vào những đường link giả mạo…; không cung cấp số tài khoản, mã OTP, thẻ tín dụng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai.

Người dân cũng tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng dưới bất cứ hình thức nào (nếu chuyển phải báo ngân hàng phong tỏa số tài khoản đã chuyển), cần xác thực thông tin trước khi chuyển tiền… Lực lượng chức năng tuyệt đối không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi có nghi vấn, phải báo cho người thân và cơ quan Công an gần nhất để xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

Tham gia bán hàng qua mạng, 1 phụ nữ ở Đức Cơ bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của chị Thúy (tên nạn nhân đã được thay đổi; trú tại huyện Đức Cơ) về việc bị đối tượng quen biết trên mạng xã hội lừa đảo, chiếm đoạt số tiền hơn 1,9 tỷ đồng.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.