Người nông dân thiệt đơn thiệt kép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong đại dịch, nông nghiệp là trụ đỡ cho nền kinh tế. Hàng thập kỷ qua, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, tiêu, điều...

Ở thời điểm hiện tại, giá gạo của chúng ta đang neo ở mức cao so với nhiều nước. Thế nhưng, đằng sau bức tranh tươi đẹp này thì thu nhập của người nông dân - chủ thể chính trong chuỗi giá trị nông nghiệp lại ngày càng teo tóp.

Năm nay tình hình càng khó khăn hơn. Giá thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật tư nông nghiệp liên tục lập đỉnh rồi phá đỉnh trong khi sản phẩm đầu ra chưa bao giờ thê thảm đến thế. Không ai tưởng tượng nổi có ngày, xoài Đài Loan chỉ còn 500 đồng/kg tại vườn mà không ai mua. Tương tự, giá mít, thanh long, dưa hấu… thường xuyên rơi về đáy. Lương thực - thực phẩm nhiều nước khan hiếm nhưng tại thị trường nội địa giá heo hơi, gà và giá thu mua lúa... vẫn thấp.

Nhiều hộ cầm cự không nổi phải bỏ vườn, treo chuồng, thu nhập bấp bênh và bế tắc. Nguyên nhân được đổ cho cơn bão giá lớn nhất trong lịch sử đã và đang càn quét trên khắp các lĩnh vực ngành nghề. Nhưng đó cũng chỉ là một nửa sự thật. Trong chuỗi giá trị nông nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, xuất khẩu nông sản... có lợi nhuận đột biến do đã tận dụng tối đa cơ hội “sóng” giá để lướt. Giá thế giới tăng, chưa tác động đến trong nước thì họ cũng ngay lập tức điều chỉnh giá và bỏ túi món lời lớn. Các doanh nghiệp phân bón tay phải bán cho nông dân giá cao, tay trái đẩy mạnh xuất khẩu để tối đa hóa lợi nhuận. Chẳng ai nghĩ đến chia sẻ với người nông dân, chủ thể sản xuất ra những nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới và cũng chính là khách hàng tiêu thụ vật tư nông nghiệp.

Phụ thuộc cả đầu vào và đầu ra, nông dân chịu thiệt đơn thiệt kép. Lợi nhuận teo tóp, họ chỉ còn cách duy nhất để tăng thu nhập là tăng sản lượng, không màng chất lượng. Trồng lúa 3 vụ, trái cây nghịch mùa, trồng chặt - chặt trồng... người nông dân chỉ biết lao theo thị trường để rồi lại rơi vào vòng luẩn quẩn được mùa rớt giá, giải cứu hay phập phồng theo cơn mở - đóng cửa khẩu nơi biên giới. Đây cũng chính là lý do dẫn đến việc nhiều người sẵn sàng bán ruộng, bán vườn... Nguồn cơn của tình trạng giới đầu cơ thu gom đất nông nghiệp, làm dự án ma, tách thửa tràn lan, gây ra các cơn sốt ảo rồi bỏ hoang hiện nay.

Mấy năm gần đây, chúng ta nói nhiều đến chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Nghĩa là sản xuất sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường. Nội dung này thực ra cũng không phải là mới. Cơ giới hóa nông nghiệp; sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, quy hoạch trồng cây gì nuôi con gì, liên kết 4 - 5 nhà trong đó quan trọng nhất là thu hút sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp; xây dựng công nghiệp chế biến... đều đã được nói tới vài thập kỷ nay nhưng những vấn đề lớn của nông nghiệp vẫn còn nguyên. Thậm chí, nông nghiệp hiện đại như nói trên, còn đang tạo ra sự phân hóa và chênh lệch lớn về thu nhập trong chuỗi giá trị mà ở đó, người nông dân thiệt thòi nhất.

Cơm áo thì không thể chờ đợi trong khi những chính sách với nông nghiệp vẫn đang bàn nhiều hơn làm. Và rất khó để nói những lời “hoa mỹ” về chiến lược này, chuỗi giá trị kia nếu cuộc sống, thu nhập, lợi nhuận của người nông dân không được cải thiện trên thực tế.

Theo NGUYÊN KHANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.