Người đàn ông bị máy cắt lìa bàn chân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh nhân Lù Văn Ương ở xã Thanh Xương, huyện Điện Biên (Điện Biên) bị máy cắt cắt đứt rời hẳn bàn chân đã được bác sỹ nối thành công.
Thời gian thực hiện ca mổ kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ.
Thời gian thực hiện ca mổ kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên vừa tiến hành phẫu thuật thành công ca đứt rời bàn chân do tai nạn máy cắt cỏ cho một bệnh nhân trên địa bàn. Đáng nói đây cũng là ca bệnh đứt rời chi phức tạp đầu tiên được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên thực hiện và xử trí thành công dù trong điều kiện phương tiện máy móc chuyên khoa còn nhiều thiếu thốn.
Bác sỹ chuyên khoa II Bùi Đức Phương, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cho biết: Bệnh nhân bị tai nạn đứt lìa bàn chân là Lù Văn Ương, sinh năm 1974, ở  đội 13, bản Pú Tửu A, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên.
Theo người nhà bệnh nhân kể lại, ngày 2/6 bệnh nhân lao động bằng máy cắt cỏ, không may bị máy cắt cắt đứt rời hẳn bàn chân. Bệnh nhân ngay sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên sau khoảng 1 giờ khi tai nạn xảy ra, trong tình trạng tỉnh, huyết động ổn. Chân trái đứt rời toàn bộ được bọc trong túi bóng vận chuyển cùng người bệnh.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, kíp trực đã hội chẩn quyết định nối lại phần chi thể đứt rời ngay tại Điện Biên vì nếu chuyển xuống tuyến dưới trung ương sẽ không kịp. Bệnh nhân ngay sau đó đã được gây mê phẫu thuật, tiến hành kết hợp xương chày trái bằng đinh nội tủy, khâu nối động mạch, nối thần kinh chày trước và chày sau với thời gian thực hiện ca mổ kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ.
Đây cũng là ca bệnh đứt dời chi phức tạp đầu tiên được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên thực hiện và xử trí thành công.
Đây cũng là ca bệnh đứt dời chi phức tạp đầu tiên được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên thực hiện và xử trí thành công.
Phẫu thuật 30 phút chân bệnh nhân đã hồng ấm, mạch mu chân bắt được. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng kê cao chân, dùng kháng sinh và chống đông liều cao. Sau 2 ngày điều trị, bàn chân của bệnh nhân hồng ấm, mạch mu chân rõ, ngón chân vận động được.
Sau khi sức khỏe bệnh nhân ổn định, gia đình đã xin chuyển bệnh nhân xuống tuyến trung ương để tiếp tục theo dõi. Tính đến ngày 5/6 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức vẫn tiến triển tốt.
Theo Bác sỹ Bùi Đức Phương, Trưởng khoa Chấn thương, chỉnh hình, bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên cho biết, đối với phần tổn thương chi thể đứt rời việc bảo quản phần chi thể đó là hết sức quan trọng. Thời gian bảo quản phần chi thể đứt rời chỉ trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng.
Đối với trường hợp bệnh nhân này việc bảo quản chi thể là hoàn toàn không đúng. Phần chi thể đứt rời được gia đình người bệnh cho vào túi bóng buộc lại và mang đến bệnh viện, nhưng vì thời gian từ gia đình bệnh nhân đến bệnh viện là tương đối ngắn, do đó phần chi thể đó cơ bản vẫn được đảm bảo.
“Đối với những trường hợp có tổn thương chi thể đứt rời như trên thì người dân cần phải hết sức bình tĩnh, nhặt phần chi thể đứt rời đó bảo quản trong túi ni lông hoặc gạc, khăn tương đối sạch. Túi ni lông này được cho vào một túi ni lông khác đựng nước và cái túi nước đó được đặt vào trong khay đá, túi đá hoặc dung dịch nước đá đảm bảo làm sao nhiệt độ bảo quản được thấp khoảng từ 6 đến 8 độ C là tối ưu”, Bác sỹ Bùi Đức Phương nói.
Vũ Lợi (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.