Người Bahnar ở làng Kte Kchăng vui Xuân, đón Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Kte Kchăng là làng Bahnar ở vùng sâu, vùng xa của xã Đak Song (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai). Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước diện mạo làng khởi sắc từng ngày, bà con vui vẻ đón xuân sang.

Dọc con đường bê tông phẳng phiu dẫn về làng Kte Kchăng, chúng tôi tận thấy những ngôi nhà mới xây mọc lên minh chứng cho sự đổi thay từng ngày của ngôi làng thuộc diện xa nhất huyện nghèo Kông Chro. Trò chuyện cùng chúng tôi, già làng Đinh Blin cho biết: Tết năm nay, dân làng chuẩn bị những lễ vật trang trọng nhất để dâng lên thần linh với mong ước năm mới đến mọi việc được thuận lợi, cuộc sống sung túc, đủ đầy. Đồng thời, duy trì nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Để cho việc cúng diễn ra thuận lợi, trước đó, tất cả dân làng phải có mặt đông đủ để Hội đồng già làng chỉ định, thống nhất công việc. Đầu tiên là dọn vệ sinh nhà cửa, nhà rông, đường làng sạch sẽ, tươm tất. Tiếp đến, là việc đốt heo, làm gà, lấy nước, giã gạo, nấu nướng… Riêng phần cúng lễ sẽ do Hội đồng già làng đảm nhận (gồm 3 người). Trong đó, sẽ cử một già làng làm chủ tế, đứng ra cầu khẩn thần linh với nội dung sang năm mới mọi việc được thuận lợi, dân làng có sức khỏe, bình an và sung túc.

Trước khi cúng mừng năm mới, dân làng Kte Kchăng sẽ dọn vệ sinh nhà cửa, nhà rông, đường làng sạch sẽ, tươm tất. Ảnh: R'Ô HOK
Trước khi cúng mừng năm mới, dân làng Kte Kchăng sẽ dọn vệ sinh nhà cửa, nhà rông, đường làng sạch sẽ, tươm tất. Ảnh: R'Ô HOK

Thông thường dân làng Kte Kchăng tổ chức đón năm mới trong 3 ngày, đầu tiên tổ chức tại nhà rông, sau đó, tổ chức riêng từng hộ gia đình. Vật hiến tế thần linh, gồm: 1 con heo, 3 con gà, 3 ghè rượu. Mâm cúng gồm: 1 đầu heo, 1 đùi heo, 3 ghè rượu, 1 xô nước (đựng hỗn hợp rượu và tiết heo) dựng lên giữa nhà rông. Hoàn thành việc cúng, già làng sẽ rót hỗn hợp tiết heo, rượu phân phát cho mọi người mang về nhà. Hôm sau, già làng sẽ tiếp tục được mời đến từng gia đình để tiến hành thủ tục lấy hỗn hợp tiết heo, rượu ghè bôi lên nhà cửa, thiết bị máy móc, dụng cụ lao động… và bôi lên trán của các thành viên trong gia đình với mong muốn năm mới sẽ xua tan mọi tai ương, xui xẻo, đồng thời rước phước lành, ăn nên làm ra.

“Năm mới có ý nghĩa quan trọng đối với mọi người. Sau nghi lễ, dân làng sẽ hân hoan đánh chiêng, nhảy múa, uống rượu ghè chúc nhau những điều tốt đẹp, góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết, cùng hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn”-già làng Đinh Blin bộc bạch.

Lễ vật cúng thần linh đón năm mới của người Bahnar thường là rượu ghè. Ảnh: R'Ô HOK

Lễ vật cúng thần linh đón năm mới của người Bahnar thường là rượu ghè. Ảnh: R'Ô HOK

Làng Kte Kchăng có 112 hộ/520 khẩu với hơn 90% là người Bahnar. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đời sống dân làng có nhiều thay đổi, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Giờ đây, dân làng Kte Kchăng đã biết thay đổi nếp nghĩ cách làm, chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tạo đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, như: ớt, bí đao và nuôi thêm bò, heo...

Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, dân làng Kte Kchăng tích cực tham gia đóng góp ngày công, hiến đất làm đường giao thông, vệ sinh môi trường, chuồng nuôi gia súc đều được làm cách xa nhà ở, đường làng, ngõ xóm đến sân nhà, vườn tược… đều được quét dọn sạch sẽ. Hiện, 100% trục đường chính trong làng và đường ra trung tâm xã được bê tông hóa; 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học được đầu tư nâng cấp. Đến nay, làng Kte Kchăng chỉ còn 45 hộ nghèo, đạt 9/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ông Đinh Alêng Bí thư Chi bộ làng Kte Kchăng cho hay: “Hàng năm, dân làng cũng được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ kinh phí ăn Tết. Riêng Tết Quý Mão năm nay, địa phương hỗ trợ làng 7 triệu đồng và các nhu yếu phẩm khác, dân làng cũng gom góp thêm heo, gà, ghè rượu để tổ chức 1 cái Tết đầy đủ, ấm cúng. Mọi người ai cũng phấn khởi”.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

(GLO)- "Đa mang ánh chiều" của tác giả Lê Thị Kim Sơn là chiêm nghiệm về sự mong manh của thời gian và cả cảm giác cô đơn, lạc lõng khi đối diện với ánh chiều tắt dần. Mạch cảm xúc bài thơ diễn ra trong một không gian yên ả, tưởng chừng như thanh bình nhưng lại chất chứa nhiều nỗi niềm sâu kín...

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).