Ngỡ ngàng chiếc bát bằng đồng cũ, tưởng bỏ đi giá 100 tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một gia đình ở Thụy Sĩ đã choáng váng khi biết chiếc bát đồng cũ mà họ sử dụng để lưu trữ bóng tennis lại có giá trị gần 3,8 triệu Bảng Anh (hơn 111 tỷ đồng).
Chiếc bát bằng đồng mạ vàng với tay cầm chạm trổ hình phượng này là một bảo vật độc đáo được làm cho hoàng đế Trung Hoa vào 300 năm trước.
Nó từng bị một nhà đấu giá Anh từ chối vì cho rằng đó là một đồ “nhái” được làm vào thế kỷ 19. Vì vậy, gia đình này đã không nghĩ rằng chiếc bát có giá trị nên sử dụng nó để đựng những quả bóng tennis. Chiếc bát khá to, có thể chứa khoảng chục quả bóng tenis.
Chỉ đến khi gia đình sở này mời chuyên gia nghệ thuật châu Á Regi Preiswerk đến nhà của họ để xem xét một số cổ vật trong nhà thì giá trị của chiếc bát mới được biết đến.
 
 Chiếc bát bằng đồng có giá hơn 111 tỷ đồng (Ảnh: KollerAuctions / BNPS)
Chiếc bát bằng đồng có giá hơn 111 tỷ đồng (Ảnh: KollerAuctions / BNPS)
Tay cầm hình hoa phượng và hoa mẫu đơn mạ vàng trên chiếc bát cho thấy đó là đồ vật của hoàng gia và nó được làm cho một trong những vị hoàng đế Trung Hoa. Tuy nhiên, không có hồ sơ về bất kỳ chiếc bát nào cùng loại được bán trên thị trường trước đó.
Sau đó, các nhà đấu giá đã đưa ra ước tính giá trị của chiếc bát là 40.000 bảng Anh, song thực tế chiếc bát này đã có được sự quan tâm lớn sau khi được trưng bày tại một hội chợ đồ cổ ở Hồng Kông.
Sau một thời gian rao bán, cuối cùng, chiếc bát này đã được bán với giá kỷ lục 3,3 triệu bảng Anh. Với một số loại lệ phí được thêm, tổng giá phải trả để sở hữu chiếc bát này là 3,8 triệu bảng (hơn 111 tỷ đồng).
Karl Green, thuộc tổ chức đấu giá Koller có trụ sở tại thành phố Zurich, Thụy Sĩ, nói: “Chiếc bát thuộc sở hữu của một gia đình người Đức hiện đang sống ở Thụy Sĩ. Họ đã có nó từ 100 năm trước, khi người ông mang nó từ Trung Quốc về. Ghi nhận đầu tiên về chiếc bát là vào những năm 1960 khi gia đình người Đức này đã muốn tặng chiếc bát cho một bảo tàng ở Berlin, nhưng họ đã từ chối vì không coi nó là một vật phẩm quan trọng”.
Các họa tiết tinh xảo trên chiếc bát (Ảnh: KollerAuctions / BNPS)
Các họa tiết tinh xảo trên chiếc bát (Ảnh: KollerAuctions / BNPS)
 
Bị một nhà đấu giá từ chối, gia đình này đã nghĩ rằng chiếc bát là một món đồ không đáng giá và sử dụng để chứa những quả bóng tennis.
Theo Green, khi chuyên gia đến thăm ngôi nhà và nhìn thấy nó ở sảnh vào, họ đã rất ngạc nhiên. "Chiếc bát là một đồ vật độc nhất. Tôi nghĩ rằng số tiền đấu giá của chiếc bát sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bất cứ ai. Tôi chắc với số tiền đấu giá trên, gia đình người Đức có đủ khả năng để xây một vài cái sân tennis.”, Karl Green cho biết.
Phương Anh (Theo Metro/VIE)

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.