(GLO)- Bản tin hôm nay có một số nội dung đáng chú ý sau: Giám sát quyết toán các dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025; Bàn giao dự án điều tra môi trường phóng xạ tại Gia Lai; Không phải ngộ độc thực phẩm vì uống trà sữa; Kiểm tra toàn diện công tác Biên phòng năm 2024…
Nhiều người nhập viện cho biết đã sử dụng bánh mỳ của một cửa hàng trong tối 26/11 và sáng 27/11. Hiện chưa ghi nhận trường hợp nào quá nặng hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
13 học sinh nhập viện với cùng triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sau khi uống nước ngọt miễn phí trước cổng trường. Vụ việc xảy ra tại H.Thanh Oai (Hà Nội).
(GLO)- Chiều 25-9, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai có thông báo số 52/TB-CCATVSTP kết luận thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại lớp 7.1 Trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, TP. Pleiku). Theo đó, đây không phải là vụ ngộ độc thực phẩm.
(GLO)- Từ ngày 12 đến 20-9, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai tiến hành kiểm tra đột xuất một số bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn tỉnh. Đợt kiểm tra nhằm tăng cường quản lý, giám sát và chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) trường học.
(GLO)- Từ ngày 24-6, đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm TP. Pleiku tiến hành ra quân kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố trên địa bàn.
Dù nấu chín hay ăn sống thì các loại thực vật như rau củ, trái cây đều chứa nhiều dinh dưỡng. Nhiều loại thực vật sẽ mất đi một phần dưỡng chất khi nấu chín, trong khi số khác thì nấu chín sẽ làm tăng các dưỡng chất có lợi. Bên cạnh đó, một số loại buộc phải nấu chín vì ăn sống có thể gây ngộ độc.
Mùa hè là thời điểm du khách và gia đình đổ xô đến các điểm du lịch và danh thắng nổi tiếng để nghỉ mát. Tuy nhiên, thời tiết mùa hè cũng dễ tạo điều kiện cho những vụ ngộ độc thực phẩm.
Hàng rong, điểm kinh doanh tự phát, luôn thu hút rất đông học sinh ở hầu hết khu vực cổng trường ở TP.HCM. Từ đây xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, nhưng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu với vấn nạn này.
(GLO)- Lời Tòa soạn: Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024, ngành chức năng đã tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
(GLO)- Ngày 3-5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 44/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
(GLO)- Anninhthudo.vn thông tin, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước, trong đó có một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị.
Một học sinh Trường Tiểu học Vĩnh Trường, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tử vong chưa rõ nguyên nhân trong khi đó khoảng 10 học sinh khác nhập viện, biểu hiện ngộ độc thực phẩm.
Sáng ngày 28-3, Đoàn kiểm tra liên ngành của xã Hành Tín Tây (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) tổ chức kiểm tra và phát hiện một quầy bán kẹo trước cổng trường không rõ nguồn gốc, xuất xứ khiến học sinh có biểu hiện ngộ độc thực phẩm.
Chiều 18/3, Viện Pasteur Nha Trang thông báo kết quả kiểm nghiệm mẫu ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà trên đường Bà Triệu; trong đó có vi khuẩn Salmonella, Bacillus cereus và Staphylococcus aureus.
Bộ Y tế cho biết, tính đến 12 giờ ngày 11/2 (tức mùng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc là 92.742 bệnh nhân.