Nghị quyết kêu gọi ngừng bắn tại Dải Gaza không được thông qua vì Mỹ phủ quyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỹ phủ quyết khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nỗ lực thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn tại Dải Gaza. Động thái này đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của nhiều nước thành viên.

Hội đồng Bảo an gồm có 15 thành viên, bỏ phiếu nghị quyết do 10 thành viên không thường trực đưa ra, trong đó kêu gọi “ngừng bắn lập tức, vô điều kiện và vĩnh viễn” cuộc xung đột đã kéo dài 13 tháng giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza, đồng thời “trả tự do lập tức, vô điều kiện” cho các con tin Israel.

pho-dai-su-my-tai-lien-hop-quoc-robert-wood-tai-phien-hop-cua-hoi-dong-bao-an-ngay-20-11-anh-afp.jpg
Phó Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Robert Wood tại phiên họp của Hội đồng Bảo an ngày 20-11. Ảnh: AFP

Ngoài ra, nghị quyết còn kêu gọi “tạo điều kiện để người dân được tiếp cận viện trợ nhân đạo một cách an toàn và không bị cản trở trên quy mô lớn”, gồm cả ở miền Bắc Dải Gaza đang bị bao vây và lên án bất kỳ hành động nào nhằm bỏ đói người Palestine.

Mỹ là quốc gia thành viên thường trực có quyền phủ quyết và là bên duy nhất đã bỏ phiếu chống. Vì vậy, nghị quyết không được thông qua.

Lý giải cho hành động này, Phó Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Robert Wood cho biết, Washington sẽ chỉ ủng hộ nghị quyết dứt khoát kêu gọi thả con tin ngay lập tức như một phần của lệnh ngừng bắn. “Hai mục tiêu kết thúc cuộc chiến và thả con tin phải gắn liền với nhau. Nghị quyết này đã bỏ qua việc đó, nên Mỹ không thể ủng hộ”-ông Wood nhấn mạnh.

Kể từ khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát, Hội đồng Bảo an gặp khó khăn trong việc đưa ra tiếng nói chung. Nguyên nhân là do Mỹ đã nhiều lần sử dụng quyền phủ quyết.

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.