Nghệ nhân Y Ấp nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong một lần đến thôn Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi), chúng tôi có dịp gặp nghệ nhân Y Ấp (52 tuổi), nữ nghệ nhân nổi tiếng của làng nắm giữ nhiều kỹ thuật và bí quyết dệt, tạo hoa văn độc đáo trên trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng.

Hơn nửa đời người ngồi bên khung dệt, bà Y Ấp không còn nhớ rõ tấm vải đầu tiên mình dệt được là khi nào. Bà là một trong những người có thâm niên và tay nghề cao nhất trong dệt thổ cẩm tại làng, vì vậy, bà thường xuyên đứng lớp với vai trò tổ trưởng tổ dệt để truyền dạy cho lớp trẻ trong làng.

Nghệ nhân Y Ấp kể lại, từ nhỏ, bà luôn được bố mẹ căn dặn phải biết ít nhất một nghề truyền thống của dân tộc mình, nếu không dệt được thì phải biết đan, lát. Vì ngày ấy, nghề truyền thống được dân làng rất quý trọng, học và thành thạo nghề thì có thể xem như tầng lớp trí thức của làng.

Nghe lời cha mẹ, Y Ấp luôn miệt mài say mê tìm tòi và học hỏi văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đến năm 12 tuổi, bà đã thành thạo nghề dệt thổ cẩm. Năm 15 tuổi, Y Ấp đã dùng chính những sản phẩm tự tay mình làm ra để bán kiếm tiền. Nhờ chịu khó học hỏi, Y Ấp còn biết đan gùi, đánh cồng chiêng, chơi nhạc cụ truyền thống và thường xuyên tham gia vào các đội nghệ nhân của làng.

“Ngay từ nhỏ tôi đã được mẹ dạy từ những điều cơ bản, nhỏ nhất như cách se chỉ, nhuộm màu, dệt những vật dụng nhỏ như túi vải, khăn, khố... rồi đến những tấm chăn, màn. Có những tấm thổ cẩm có họa tiết khó, tôi dệt bị lỗi nhiều lần, phải làm đi làm lại mới được. Để thành thục như ngày hôm nay, tôi đã phải học hỏi rất nhiều, cứ hễ có thời gian rảnh là lại ngồi bên khung dệt”-nghệ nhân Y Ấp chia sẻ.


 

 Bà Y Ấp xem đan dệt như một thú vui hàng ngày. Ảnh: H.T
Bà Y Ấp xem đan dệt như một thú vui hàng ngày. Ảnh: H.T


Trong căn nhà sàn nhỏ được thiết kế khá độc đáo và thoáng mát, Y Ấp lấy ra từ trong chiếc tủ các tấm thổ cẩm với đủ loại hoa văn khác nhau để giới thiệu cho chúng tôi xem.

Nghệ nhân Y Ấp cho biết: “Dệt thổ cẩm phải trải qua nhiều công đoạn. Trong đó, khó nhất là công đoạn mắc cửi, lên khung, sỏ khổ, lắp ghép các bộ phận của khung cửi cho đúng trình tự. Từ đó giúp cho quá trình dệt thổ cẩm không bị rối, thổ cẩm ra đều màu, mịn màng và cho hoa văn đẹp, đúng như ý đồ của người dệt”.

Cũng theo nghệ nhân Y Ấp, nghề dệt thổ cẩm của mỗi dân tộc khác nhau chủ yếu về họa tiết, hoa văn và màu sắc, còn lại tùy từng vùng miền sẽ có cách thiết kế và lắp ghép khung dệt và tạo màu, tạo sợi khác nhau. Đặc biệt, trang phục của người dân tộc Giẻ Triêng có đầy đủ váy, áo, dành cho phụ nữ và khố, khăn, mũ, áo choàng cho đàn ông. Các họa tiết hoa văn được phối trên nền màu đen là chủ đạo với các họa tiết kết hợp giữa màu đỏ và màu trắng, tạo nên phong cách riêng, mang ý nghĩa muốn hòa quyện, chung sống hòa thuận với tự nhiên, đất trời của dân làng.

Nhờ tay nghề cao nên các trang phục thổ cẩm của nghệ nhân Y Ấp được mọi người yêu thích và đặt mua thường xuyên. Đã có nhiều gia đình đặt riêng cho bà may đồng phục thổ cẩm cho con cháu để mặc đi học. Theo mọi người trong thôn đánh giá, các trang phục của già Y Ấp có chất lượng tốt, các họa tiết hoa văn được chăm chút tỉ mỉ và rất đẹp.

Giá trị mỗi tấm thổ cẩm bán ra không nằm ở chất liệu vải mà là ở nét tinh tế ở từng nếp sợi, nếp vải và họa tiết của chúng. Các trang phục thổ cẩm của nghệ nhân Y Ấp được mọi người ưa chuộng và đặt mua nhiều cũng bởi các họa tiết bà làm ra đều cân xứng và đẹp, khi mặc lên người có cảm giác nổi bật và sang trọng.

 

 Những tấm thổ cẩm do nghệ nhân Y Ấp làm ra có hoa văn đẹp và độc đáo. Ảnh: H.T
Những tấm thổ cẩm do nghệ nhân Y Ấp làm ra có hoa văn đẹp và độc đáo. Ảnh: H.T

 
Nghệ nhân Y Ấp chia sẻ: “Đối với trang phục thường tôi bán với giá 1 triệu đồng/bộ chưa tính tiền may, nếu ai có nhu cầu may thì tôi lấy 1,5 triệu đồng/bộ. Điều làm nên giá trị độc đáo trong thổ cẩm nằm ở cách tạo họa tiết, hoa văn vì những kỹ thuật này rất công phu nên không phải nghệ nhân nào cũng làm được”.

Sản phẩm thổ cẩm của nghệ nhân Y Ấp làm ra được nhiều người yêu thích nên được đặt mua đã giúp gia đình bà có thêm thu nhập cải thiện kinh tế gia đình và tạo động lực để bà gìn giữ nghề và truyền dạy cho thế hệ sau. Điều đặc biệt là, 5 chị em của gia đình bà đều biết đan dệt và rất am hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Chị Y Vĩ (45 tuổi, em gái của nghệ nhân Y Ấp) cho biết: Gia đình tôi có truyền thống lưu giữ nghề dệt bằng cách truyền dạy cho các con nên tôi cũng đã biết dệt từ khi còn rất trẻ do mẹ và chị gái Y Ấp chỉ dạy. Mặc dù tôi không dệt giỏi như chị Y Ấp nhưng vẫn am hiểu về nghề để giảng giải cho con cháu mỗi khi chúng cần”.

Nghệ nhân Y Ấp vẫn mong một ngày không xa những lớp con cháu trong làng đều biết dệt vải và lưu giữ được nghề truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng.

“Mỗi khi có cơ hội truyền dạy cho lớp trẻ, bất kể là dạy ở nhà hay được mời đứng lớp, tôi đều gắng sức mang hết những kinh nghiệm của mình truyền lại cho chúng. Kết hợp với việc dạy, tôi luôn phân tích, truyền những cái hay, những nét đặc sắc về văn hóa thổ cẩm cho con cháu hiểu và căn dặn chúng phải có trách nhiệm lưu giữ nét đẹp văn hóa của cha ông”- nghệ nhân Y Ấp tâm sự.

Chia tay nghệ nhân Y Ấp, chúng tôi hi vọng rằng sẽ có thêm nhiều lớp dạy văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm, để bản sắc văn hóa của người Giẻ Triêng được lưu giữ, không bị mai một.

https://baokontum.com.vn/dat-nguoi-kon-tum/nghe-nhan-y-ap-nang-long-voi-nghe-det-tho-cam-20437.html

Theo HOÀNG THANH (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.