Nghệ nhân đất nung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mấy năm nay, du khách đến Hội An khi xem những bức tượng đất nung đều ngỡ ngàng bởi bàn tay tài hoa của một nghệ nhân: Lê Đức Hạ.

Nghệ nhân Lê Đức Hạ và những sản phẩm đất nung của ông - Ảnh: B.D.
Nghệ nhân Lê Đức Hạ và những sản phẩm đất nung của ông - Ảnh: B.D.



Bao năm nay tôi đã cố công đưa vào thị trường một chủng loại sản phẩm đậm nét Quảng Nam, tất cả đều độc bản được làm từ đất sét dẻo quê tôi, để cho ra một loại sản phẩm đất nung nhiều màu sắc...

Nghệ nhân Lê Đức Hạ



Lê Đức Hạ (làng Đông Khương, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) nổi tiếng ở Hội An do gắn cả cuộc đời của ông với những hòn đất. Người đàn ông 60 tuổi này suốt ngày hì hụi miệt mài với bùn đất nơi mảnh vườn nhỏ nằm sát bên sông.

Cha ông Hạ là một nghệ nhân gốm nổi tiếng ở vùng sông Thu Bồn. Năm 1982, sau khi trở về từ chiến trường Campuchia, ông theo cha nhóm lửa bếp lò. Khi cha mất, ông dắt vợ vào làm cho một xí nghiệp sành sứ nhưng cơ chế bao cấp bị xóa bỏ sau đó khiến xí nghiệp nơi hai vợ chồng ông làm bị giải thể.

"Tôi vẫn khao khát mở lò làm mỹ nghệ đất nung trong vườn nhà của ba tôi ở Điện Bàn. Có bao nhiêu tiền bạc ít ỏi tôi đổ ra xây một cái lò hộp tươm tất, gọi bạn bè cũ ở xí nghiệp đến làm, có cúng bái hẳn hoi" - ông chia sẻ.

Hạ lưu sông Thu Bồn từ Hội An ngược lên Duy Xuyên, Điện Bàn là xứ sở của những làng nghề đi vào sử sách của Quảng Nam như ươm tơ dệt lụa, mộc mỹ nghệ... Nghề gốm còn khá nhiều, nhưng với đất nung thì không còn nhiều người đeo đuổi, Lê Đức Hạ là một trong ít người kiên trì theo nghề tới nay.

Ông kể rằng trong đời làm nghề của mình, có những lúc thất bại tưởng chừng như đánh bật ông khỏi mớ đất nung tươi đỏ. Những năm 1989, những món đồ ông làm ra bị hàng sành sứ Trung Quốc đổ vào đánh dạt. Chán nghề, ông lang thang xuống Hội An làm tay chụp ảnh dạo. Trong túi đồ nghề của ông lúc nào cũng có mớ đất, rảnh là ông đem ra ngồi nhào nặn để luyện tay nghề.

Một buổi chiều của năm 1990, nhận được lời khuyên của người bạn tâm giao Phùng Tấn Đông (hiện là cán bộ Trung tâm Văn hóa thể thao và phát tranh truyền hình Hội An), Hạ đạp xe quay trở về làng cũ Đông Khương nép bên sông Thu Bồn để bắt tay trở lại với nghề gốm nung.

Tới nhiều khu du lịch lớn, các cửa hàng đồ trang trí buồng phòng, không gian du lịch của Hội An hiện nay dễ dàng bắt gặp các mặt hàng được làm hết sức tinh xảo, đẹp mắt bằng những thớ đất đỏ tươi, được nung chín bằng lửa mà không dùng men sành sứ phủ bên ngoài. Đó là tượng đất nung Champa, vật treo tường thông dụng, tượng cô gái bán thân, lồng đèn đất nung, đèn trụ, đèn vườn... Không nhiều người biết cha đẻ của những tác phẩm nghệ thuật này chính là nghệ nhân Lê Đức Hạ.

Ông Hạ cho biết cả đời theo đất nung, ông chưa từng gầy dựng được cái gì thật bề thế cho riêng mình ngoài những tác phẩm. Khi thị xã Điện Bàn bố trí khu làng nghề tập trung ở khu nghĩa địa cũ làng Đông Khương, ông dốc hết vốn liếng để gọi thợ, gầy dựng lên xưởng đất nung quy mô. Xưởng của ông hiện nay cung cấp đồ trang trí đất nung cho thị trường miền Trung, Tây Nguyên.

Bi kịch của người nghệ nhân tài hoa này là tượng đất nung ông làm ra rất đẹp nhưng khá kén người chơi, lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt của đồ gốm sành sứ Trung Quốc. Bởi vậy dù rất nổi tiếng, Lê Đức Hạ bảo rằng ông vẫn là một nghệ nhân nghèo, chạy theo đam mê tới cuối đời nhưng chẳng sống được sung túc với đam mê.

 

Theo THÁI BÁ DŨNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.