Nghề... "bồng heo"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Chỉ bán một loại hàng độc nhất là heo làm giống (heo con), chợ Bà Rén thuộc huyện Quế Sơn, Quảng Nam nổi danh trong Nam ngoài Bắc về chất lượng. Nhưng điều đặc biệt hơn nữa là hình ảnh những người phụ nữ “bồng heo” lâu năm ở đây thành một cái nghề nửa nông, nửa thương nghiệp, bình dị và độc nhất vô nhị. Trở thành hình ảnh gây thích thú trên nhiều trang báo, tạp chí truyền hình và trong mắt du khách trong suốt 40 năm hình thành.
Chợ heo bảo hành
Nằm trên Quốc lộ 1A, chợ heo Bà Rén hình thành từ những năm 1975. Chợ Bà Rén bán đủ các loại giống heo, nhưng phần lớn là các loại heo đại bạch, heo F1 (lai giống giữa heo cỏ và heo siêu nạc), heo cỏ. Đây đều là các loại heo rất mạnh khỏe, ít dịch bệnh. Nơi đây được coi là chợ đầu mối heo giống lớn nhất nhì của cả nước. Nổi tiếng gần xa bởi chẳng có nơi nào mà một loại hàng hoá của người nhà nông, mà lại được “bảo hành” một đổi một suốt nhiều năm qua.
 
Chợ heo bảo hành 1 đổi 1  
“Heo ở chợ được vận chuyển đi các tỉnh, thành từ Đà Nẵng, Quảng Ngãi đến TP.HCM, các tỉnh miền Tây, Hà Nội… Cũng có khi heo của chợ Bà Rén còn bán sang tận Lào, Campuchia... Xe hàng cả vài trăm con heo nhưng có chở đến nơi đâu mà heo bị đau, bệnh thì thương lái đều báo lại. Chúng tôi sẵn sàng đổi hàng. Biết là khó cho mình nhưng phải đảm bảo uy tín, làm ăn lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai. Mà chắc chỉ có mỗi chợ đây dám làm như vậy” - Ông Nguyễn Tuấn – người buôn bán heo ở chợ đã 15 năm nói như khoe.
Bình quân mỗi ngày, chợ heo Bà Rén có hơn 100 người đến buôn bán, tiêu thụ trên dưới 2.000 heo con các loại. Để có được cam kết bảo hành tồn tại mấy mươi năm qua, những người thương lái ở đây phải bỏ công đi tìm nguồn con heo chất lượng ngay từ ban đầu, giảm thiểu việc heo bệnh hay phải đổi trả hàng với thương lái ở các tỉnh khác.
“Chúng tôi phải chọn tỉ mỉ từng con. Ở trong xóm làng hay các khu vực lân cận, mình biết heo họ đẻ từ khi nào, nuôi ăn bằng gì. Trước khi bắt phải qua thăm đôi ba ngày, thấy heo khoẻ mạnh, ăn tốt thì mới hẹn bắt. Heo ở đây toàn là nuôi kiểu nhà nông, thịt mỡ ngon nên thương lái các nơi rất thích” – ông Tuấn nói thêm.
Làm người quản lý kiêm chở hàng cho chợ Bà Rén đã 10 năm, anh Nguyễn Cư kể, heo ở đây được bà con nông dân đưa từ các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Điện Bàn về. Thương lái ở TP.HCM đặt mỗi ngày 200 con là chuyện bình thường. “Từ nhiều năm nay, heo ở đây còn được chở qua tận Lào, Campuchia để bán. Hàng được đặt mỗi ngày vài trăm con, đủ biết chất lượng heo ở đây có tiếng thế nào” – anh Cư cho hay. 
Là một chợ thuần nông với những thương lái cũng chân chất nhà nông nên dù là chợ bán heo lớn của cả vùng nhưng heo nhà ai, ai bán, người nào mua đều nhớ mặt, nhớ từng con heo của nhau. Vậy nên, khi có con heo nào không khoẻ, người bán vui vẻ đền bù tiền hoặc là đổi lại heo khác tốt hơn đúng với cam kết bảo hành khi bán ở chợ Bà Rén. Từ đó, họ xây dựng chất lượng, uy tín bằng tên tuổi mấy mươi năm làm nghề.
Những người phụ nữ “bồng heo” nuôi con
Nếu thương lái nghe tiếng và đến với chợ heo Bà Rén bán hàng vì danh tiếng “bảo hành” thì với những người khách phương xa, những người phụ nữ “bồng heo” thuê lại là điểm thú vị của ngôi chợ này.  
Không khó để nhận diện những người chuyên làm nghề “bồng heo” thuê. Cứ đến khu chợ này từ lúc 6 giờ đến 10 giờ sáng, giữa đông đúc kẻ buôn người bán tấp nập là hình ảnh những người phụ nữ chạy khắp chợ nhanh thoăn thoắt. Nghe ai cất tiếng gọi là họ chạy đến, gỡ dây rọ, rồi chẳng chần chừ xốc nách từng con heo một. Họ bỏ heo từ rọ nhỏ qua rọ lớn, từ trên xe xuống dưới đất và có khi là ngược lại. Chẳng ai cần phải giải thích hay nói năng gì nhiều, tay chân họ cứ làm lia lịa để còn kịp chạy bồng đám heo khác.
 
Những người phụ nữ làm nghề bồng heo nuôi gia đình
Gặp bà bà Trần Thị Thảo, một trong những người “bồng heo” ở chợ. Dáng người nhỏ thó nhưng lại chạy nhanh nhẹn nhất chợ. “Tôi có hơn 40 kí thôi nhưng tôi bồng con heo nặng bằng mình đó. Làm mãi thành quen rồi” – vừa nói xong bà Thảo quay sang bắt lên một con heo đưa lên như chứng mình cho mọi người. Bà Thảo cũng không ngại ngần diễn tả lại cách cân heo cũng đặc biệt không kém ở đây. Những người bồng heo đứng hẳn lên cân lớn. Sau khi trừ số cân của họ ra thì người ta có được số cân của con heo mà hô giá. 
Ngạc nhiên hơn, kể chuyện về mình, chúng tôi mới hay bà Thảo chính là một trong những người đầu tiên làm nghề “bồng heo” ở chợ Bà Rén. Bà Thảo kể, lúc đầu bà chỉ định ra chợ Bà Rén làm thuê cho người ta, ai kêu gì làm nấy. Lâu dần thì những người bán heo quen mặt, gọi bà bồng heo để chuyển heo từ rọ này sang rọ khác, hoặc thương lái muốn xem con heo thế nào thì phải bồng hẳn heo lên ngắm nghía. Bà Thảo theo nghề từ đó, rồi nhiều chị em khác thấy thế cũng đến xin làm. 
Chợ Bà Rén hiện còn 7 người còn theo nghề này. Hỏi đến ai cũng có thâm niên từ 10 đến 30 năm nên nhìn họ làm công việc tưởng đơn giản nhưng cũng có phần nặng nhọc so với tuổi đời. Nếu ngày xưa người mới bồng heo chưa quen, làm chạy mất vài con mỗi ngày phải đền heo cho người ta thì nay, bà Thảo khó lòng có thể bồng những con heo nặng hơn 10 cân. Chưa kể, ôm heo, bồng heo quanh năm nên người họ lúc nào cũng bị ám mùi chất thải của heo. “Ngày nào cũng tắm đủ loại mà có hết đâu. Đi làm mãi mà, không hết được” – bà Thảo cười trừ. 
Thế nhưng, với những người phụ nữ nơi đây, vượt trên những khó khăn đó, có được công việc này đã là may mắn lắm. Bà Nguyễn Thị Lâm người ở ngay Quế Sơn, Quảng Nam chỉ đếm từng người “đồng nghiệp” của mình kể, ở đây những người làm nghề bồng heo đều đã làm trên 20 năm.
“Ai cũng có hoàn cảnh khó khăn mà lớn tuổi nên cũng không xin làm đâu được. Nhờ chợ heo mà mọi người còn kiếm được tiền chợ búa, trả điện nước chứ không có của dư. Con cái nhà tôi đã lớn, xưa làm nuôi mấy đứa nó, giờ đứa nào cũng nói má lớn tuổi rồi thôi nghỉ. Nhưng mình còn sức, làm được ngày nào hay ngày đó, nghỉ cũng buồn mà lại tội con phải nuôi thân già” – bà Lâm vừa dứt lời thì chạy đi khi nghe tiếng người gọi bồng heo. 
Gắn đời mình ở chợ heo này từ khi là goá phụ 25 tuổi, một nách hai con, bà Thảo nay đã có cháu ngoại nhưng vẫn không muốn nghỉ. “Chồng mất khi tôi đang nuôi hai đứa con dại. May nhờ có bà con thương, thuê tôi làm rồi gắn bó với chợ gần 30 năm nay. Tôi nuôi con ăn học, dựng vợ gả chồng cũng nhờ chợ heo này nên nhắc đến nghề của mình, tôi vui lắm, chẳng có gì mà ngại cả. Nghề cực có cực nhưng đau ốm nghỉ đôi ngày là người ta gọi mình liền, không nghỉ được” – bà Thảo cười nói.
Vậy là, từ những buổi sáng nơi miền quê này, từ đôi tay của những người phụ nữ chịu thương chịu khó, bế bồng chẳng biết bao nhiên trăm nghìn con heo mà những đứa con của họ có cái ăn, cái mặc và khôn lớn nên người. 
Chợ vãn, bà Thảo, bà Lâm dạo quanh chợ thu gom những chiếc sọt heo, ghế nhựa rồi tạt vào nơi những thương lái nhận tiền công bồng heo. “Mỗi con heo con bồng từ lồng này sang lồng khác thì được trả 1.000 đồng/con. Những con heo nặng 10 kí, tôi được trả nhỉnh hơn từ 2.000 đến 3.000 đồng/con nhưng sức khoẻ yếu, dạo này ít nhận bế, nhường cho mấy người trẻ hơn. Nay chợ hơi vắng, chắc được 50.000 đồng về đi chợ. Nuôi con, nuôi mình cũng nhờ bồng heo hết đó” – giọng bà Thảo nói như khoe về một gia tài lớn của mình là những đứa con đã khôn lớn và sự tự hào về công việc “bồng heo” độc nhất vô nhị. 
Thùy Trang (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.