Ngày Thơ Việt Nam 2023: Nhiều hoạt động mới mẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khoảng thời gian khá trầm lắng, gián đoạn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Ngày Thơ Việt Nam 2023 do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức đang rất được đón đợi với nhiều hoạt động mới mẻ và hấp dẫn.

Với chủ đề “Nhịp điệu mới”, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21 gửi gắm những ước vọng vào một tương lai tươi sáng trong bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường sau đại dịch Covid-19. Tại Gia Lai, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh hưởng ứng bằng chương trình Ngày Thơ Việt Nam ở khu vực 54 cột đá phía đường Anh Hùng Núp-Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).

Nhiều hoạt động bổ trợ hấp dẫn

Nhà thơ Ngô Thanh Vân-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh-cho biết: Thay vì chỉ tổ chức một chương trình thơ nhạc vào đêm Nguyên tiêu như mọi năm, năm nay, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh bổ sung một số hoạt động hấp dẫn, bắt đầu từ 8 giờ sáng 5-2 (nhằm ngày rằm tháng Giêng năm Quý Mão). Đầu tiên là trưng bày những tập sách đã được xuất bản thời gian qua của các hội viên Chi hội Văn học, đi kèm là các poster đẹp mắt với ảnh chân dung và những câu thơ tâm đắc của một số cây bút. Không gian của Ngày Thơ Việt Nam cũng thêm phần sang trọng, tạo sức hút mạnh mẽ thông qua việc trưng bày một số tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh của các tác giả tên tuổi.

Các hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh sẵn sàng cho chương trình Ngày Thơ Việt Nam 2023. Ảnh: Phương Duyên

Các hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh sẵn sàng cho chương trình Ngày Thơ Việt Nam 2023. Ảnh: Phương Duyên

Cũng theo Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, những người yêu thi ca khi đến với chương trình còn được tham gia tìm hiểu nghệ thuật thư pháp và thưởng trà. “Các hoạt động trên nhằm đưa thơ đến gần hơn với công chúng, tạo sự kết nối, cộng hưởng và lan tỏa, giúp mỗi người thêm phần thăng hoa khi đến với Ngày Thơ Việt Nam”-nhà thơ Ngô Thanh Vân chia sẻ.

Đồng hành cùng chương trình, chị Nguyễn Thị Xuân Oanh-Chủ nhiệm Câu lạc bộ thư pháp Chữ Việt Pleiku (thuộc Thành Đoàn Pleiku) hào hứng cho hay, đây là dịp giới thiệu, quảng bá nghệ thuật thư pháp đến đông đảo công chúng. Câu lạc bộ đã chuẩn bị kỹ lưỡng phần trang trí và nội dung các câu đối để sẵn sàng tham gia hoạt động bổ trợ này, qua đó tô điểm Ngày Thơ nét tao nhã nghệ thuật.

Từ lời mời của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, anh Nguyễn Quốc Tuân-Chủ trà quán Tâm Việt Trà (45/3 Phan Đình Giót, TP. Pleiku) cũng vui vẻ nhận lời tham gia. Trà quán tạo không gian thưởng trà ấm cúng dành cho khách tham quan với nhiều loại trà Việt nức tiếng như: shan tuyết dệt sen bách diệp Tây Hồ, lục trà shan tuyết Hà Giang, bạch trà shan tuyết Tà Xùa, trà sen, trà Ô Long… Khách còn được mời thưởng thức các loại trà Trung Hoa trứ danh như: Thiết Quan Âm, Long Tỉnh, Phổ Nhĩ, Đông Phương Mỹ Nhân…

Động lực sáng tạo từ sự đổi mới

Từ 19 giờ đến 21 giờ đêm Nguyên tiêu, chương trình chính diễn ra với nhiều tiết mục thơ, nhạc, múa hấp dẫn. Mở đầu sẽ là tuyệt tác đi vào lòng bao thế hệ, đó là bài thơ “Nguyên tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những câu từ sáng trong mà đầy hào khí: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi/Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân/Giữa dòng bàn bạc việc quân/Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Các tác phẩm mới của hội viên cũng được ra mắt dịp này, đa phần lấy cảm hứng từ mùa xuân-mùa đẹp nhất của đất trời như: Với mùa xuân (Nguyễn Đình Phê); Gõ cửa mùa xuân (Lê Vi Thủy); Mùa xuân gọi (Giang Nhi); Phía mùa xuân (Trần Hồng Vân)…; những trăn trở về quê hương, nguồn cội như: Dưới thềm cũ rêu phong (Đào An Duyên); Phiên chợ cuối năm (Thuận Ánh); Lời hẹn ước với rừng (Kim Sơn); Lạc phía quê nhà (Minh Hạnh); Chợ quê (Xuân Trường)…

Âm nhạc luôn sẵn lòng chắp cánh cho thơ và trong chương trình này cũng vậy. Cùng với tiếng sáo du dương của nghệ sĩ Phan Trợ hay các tác phẩm múa của diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, khán giả sẽ được thưởng thức một số tác phẩm nhạc phổ thơ đặc sắc như: Mùa về (thơ Phan Thị Chín-nhạc Lê Xuân Hoan), Lời của phố (thơ Ngô Thanh Vân-nhạc Quốc Học)…

Sự phong phú của chương trình đã khiến các tác giả hết sức hào hứng. Nhà thơ Đào An Duyên bày tỏ: “Sau đại dịch Covid-19, khí thế Ngày Thơ Việt Nam 2023 vô cùng sôi nổi, không chỉ ở Gia Lai mà vùng miền nào của đất nước cũng vậy, nhất là với các hoạt động ngoài trời hấp dẫn, mới mẻ. Đây chính là động lực sáng tạo trong năm mới đối với người cầm bút trên địa bàn tỉnh”.

Chân tình đón đợi, nhà thơ trẻ Lữ Hồng cho hay, tại đêm thơ rằm tháng Giêng, chị sẽ gửi tặng khán giả yêu nghệ thuật tác phẩm “Một mùa xuân nữa lại rời đi nhân lúc ta nằm ngủ”. Chị bộc bạch thêm về tình yêu dành cho thi ca: “Lưu Quang Vũ viết kịch giỏi vậy mà vẫn nói: “Thơ tôi là mây trắng của đời tôi”. Osho là triết gia mà vẫn luôn muốn mọi người nhớ đến mình với tư cách là một nhà thơ. Chứng tỏ, thơ là điều gì đó quá đỗi thiêng liêng. Nó gần gũi mà cũng đẹp đẽ quá. Chẳng lý gì mà mình không yêu nó”.

Vinh dự có 4 tập thơ, truyện ngắn được giới thiệu đến công chúng tại không gian trưng bày của Ngày Thơ Việt Nam, tác giả Lê Vi Thủy chia sẻ: “Thơ là cái duyên cho tôi được gặp gỡ nhiều người, giúp đời sống tinh thần trở nên phong phú hơn, đẹp đẽ hơn. Ngày thơ năm nay có những hoạt động trải dài từ sáng đến tối, khiến những người yêu văn học nghệ thuật đều thấy hào hứng vì được tiếp cận, hòa mình vào không gian đó “.

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

(GLO)- "Đa mang ánh chiều" của tác giả Lê Thị Kim Sơn là chiêm nghiệm về sự mong manh của thời gian và cả cảm giác cô đơn, lạc lõng khi đối diện với ánh chiều tắt dần. Mạch cảm xúc bài thơ diễn ra trong một không gian yên ả, tưởng chừng như thanh bình nhưng lại chất chứa nhiều nỗi niềm sâu kín...

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.