Ngày Quốc khánh trong tâm thức và khát vọng của người Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại khách sạn Carlton ở London có một tấm biển tròn ghi chữ trắng: 'Hồ Chí Minh người sáng lập ra nước Việt Nam hiện đại…'

TÂM THỨC TỰ CHỦ VÀ HÒA HIẾU

Tại thành phố London, thủ đô của Vương quốc Anh, có một số tòa nhà gắn các tấm biển hình tròn màu xanh nước biển, ghi dấu đây là địa điểm từng liên quan đến một danh nhân nào đó. Tại tòa nhà xưa kia là khách sạn Carlton, nơi từng có một "người An Nam trẻ tuổi" kiếm sống bằng nghề làm bánh, giờ đây trên tường gắn một tấm biển tròn màu xanh và dòng chữ màu trắng "Hồ Chí Minh (1890 - 1969) - Người sáng lập ra nước Việt Nam hiện đại (Founder of Modern Vietnam)".

Người dân Hà Nội giành quyền kiểm soát Bắc Bộ phủ ngày 19.8.1945. Ảnh: TTXVN

Người dân Hà Nội giành quyền kiểm soát Bắc Bộ phủ ngày 19.8.1945. Ảnh: TTXVN

Cách định danh ấy khiến chúng ta phải nhìn nhận thấu đáo hơn ý nghĩa chứa đựng trong nội hàm "Nước Việt Nam hiện đại" gắn liền với sự kiện diễn ra cách đây đã 78 năm. Đó là thời điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, ngày 2.9.1945 trang trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và với cả thế giới rằng: "Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập". Và ngày 2.9.1945 được định danh là ngày Độc lập, để từ đó đến nay trở thành ngày Quốc khánh, cũng là ngày khai sinh ra "Nước Việt Nam hiện đại".

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, khát vọng của nhân dân ta là được sống trong nền tự chủ của quốc gia và sự hòa hiếu với "thiên hạ". Sau hơn một thiên niên kỷ bị phương Bắc đô hộ, nền tự chủ của nước ta được xác lập với chiến công Bạch Đằng của Đức vương Ngô Quyền (938), rồi cho đến các triều đại Lý - Trần - Lê và đầu nhà Nguyễn, thì Việt Nam đã hoàn chỉnh lãnh thổ quốc gia, giữ được nền tự chủ ngót một thiên niên kỷ tiếp theo (trừ 20 năm đô hộ của giặc Minh đầu thế kỷ 15).

Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình.

Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình.

Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh mà hạt nhân là những người cộng sản cùng sự sáng suốt của người đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đạt được mục tiêu giành lại nền độc lập dân tộc từ tay phát xít Nhật, thực dân Pháp và tuyên bố nền độc lập ấy trước toàn thế giới trong vị thế là lực lượng đứng trong hàng ngũ Đồng minh chống chủ nghĩa phát xít. Thành quả của cuộc cách mạng ấy được ghi rõ trong Bản Tuyên ngôn Độc lập: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa".

KHÁT VỌNG NHÀ NƯỚC HIỆN ĐẠI

Nền độc lập giành được ấy đã đặt đất nước mới thoát ra khỏi chế độ thuộc địa ngót trăm năm và chấm dứt chế độ phong kiến cả ngàn năm để bước vào quỹ đạo phát triển tiến bộ của nhân loại là chế độ dân chủ - cộng hòa. Nước Việt Nam hiện đại có cơ hội để vươn tới sự phát triển của thời đại.

Điều đó được chứng minh một cách minh bạch bằng một cuộc tổng tuyển cử toàn dân để bầu Quốc hội chỉ 3 tháng sau khi giành được chính quyền (6.1.1946); triệu tập một Quốc hội (3.3.1946) đạt tới những chuẩn mực của thời đại thể hiện trong vai trò của nữ quyền, bình đẳng sắc tộc và tôn giáo…, điều mà vào thời điểm ấy nhiều nước phát triển còn chưa đạt tới.

Nhân dân tập trung tại vườn hoa Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945.
Nhân dân tập trung tại vườn hoa Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945.

Khát vọng của nhân dân về một nhà nước hiện đại được khẳng định một lần nữa trong bản Hiến pháp 1946 cũng như hệ thống pháp luật được xây dựng ngày một hoàn chỉnh nếu không bị chiến tranh chặn lại. Bộ luật Lao động là sắc luật đầu tiên kịp được thông qua và trên thực tế đã ban hành những văn bản dưới luật đầy tính nhân văn và hiện đại như quyền nữ lao động được cho con bú trong giờ làm việc và quy định phải có phòng riêng cho con bú ở những cơ sở có trên 100 lao động nữ… Và khi triệu tập kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiến nghị mời 72 đại biểu của một số đảng phái từng tẩy chay cuộc tổng tuyển cử tham gia để Quốc hội thực sự là hình ảnh đại đoàn kết của toàn dân.

Khẳng định tinh thần độc lập nhưng nước Việt Nam mới đã theo kịp những tư tưởng của thời đại khi sẵn sàng hội nhập với thế giới hiện đại, tham dự các tổ chức và cam kết quốc tế. Chỉ hơn một tháng sau ngày tuyên bố độc lập (22.10.1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tới Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ thông điệp của nhà nước Việt Nam: "Những nguyên tắc cao quý của sự công bằng và bình đẳng quốc tế về địa vị được nêu trong Bản Hiến chương đã lôi cuốn mạnh mẽ dân Việt Nam và góp phần làm cho cuộc kháng chiến của Việt Minh ở các vùng có chiến tranh thành một phong trào kháng Nhật rộng khắp quốc gia, có tiếng vang mạnh mẽ trong những khát vọng về dân chủ của dân chúng. Hiến chương Đại Tây Dương được xem như nền tảng của nước Việt Nam trong tương lai". Chính trên cơ sở pháp lý này, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã yêu cầu được gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Một nhà nước hiện đại đã ra đời cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 và ngay trong ngày Tuyên ngôn Độc lập 2.9.1945, nguy cơ chiến tranh lại hiển hiện khi những thế lực diều hâu đã nổ súng ở Sài Gòn. Chỉ 3 tuần sau, chiến tranh đã bùng nổ ở Nam bộ. Tính hiện đại của một quốc gia luôn phải thể hiện trước thách đố lựa chọn giữa chiến tranh và hòa bình.

Nhà nước Việt Nam hiện đại và người đứng đầu Nhà nước ấy khi đó đã làm mọi cách để chìa bàn tay hữu nghị và hợp tác với quốc gia từng đô hộ họ. Nền hòa bình đã được cứu vãn nhiều lần nhờ thái độ thiện chí, tích cực. Từ tháng 6 - 10.1946, vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lặn lội nửa vòng trái đất để sang nước Pháp vận động hòa bình, kêu gọi hai quốc gia hợp tác hữu nghị xứng đáng với lý tưởng "Tự do-Bình đẳng-Bác ái" mà cả hai dân tộc đều hướng tới...

Giờ đây nhìn lại lịch sử ngót 80 năm qua, chúng ta càng thấy rõ hơn khát vọng hòa bình, xây dựng hòa bình, mong muốn có một nhà nước hiện đại của người Việt Nam. Trong tâm thức, người dân Việt Nam sẵn sàng đi theo những giá trị ấy, càng khó khăn càng muốn đi theo những giá trị ấy. Đó cũng chính là những giá trị mà ngày Quốc khánh 2.9 luôn gợi lên trong tâm trí mỗi chúng ta.

Có thể bạn quan tâm

Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

(GLO)- Sáng 28-11, tại phòng họp Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai có buổi làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ sau buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy vào ngày 3-7-2024 đến nay và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

Phát biểu của Tổng Bí thư tại Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại TW

(GLO)- Sáng 28-10, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (1/11/1949-1/11/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai: Giữ vững truyền thống kiên trung, bất khuất

(GLO)- Với phẩm chất kiên trung, bất khuất, các cựu tù chính trị yêu nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn là tấm gương sáng để truyền lửa cách mạng cho thế hệ trẻ. Và, Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh là nơi gắn kết nghĩa tình, tích cực chăm lo đời sống hội viên.

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

(GLO)- Chiều 9-10, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

Gia Lai: Không để lọt vào cấp ủy các cấp những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực

(GLO)- 

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại Hội nghị giao ban công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.