Ngày 23/1: Có 14.978 ca mắc COVID-19, số tử vong giảm mạnh còn 123 ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bản tin dịch COVID-19 ngày 23/1 của Bộ Y tế cho biết đã có 14.978 ca mắc mới tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 3.000 ca; trong ngày có hơn 4.000 bệnh nhân khỏi; 123 trường hợp tử vong.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 22/01 đến 16h ngày 23/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.978 ca nhiễm mới, trong đó 44 ca nhập cảnh và 14.934 ca ghi nhận trong nước (giảm 724 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 10.324 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.967), Đà Nẵng (984), Hải Phòng (764), Hưng Yên (629), Thanh Hóa (489), Quảng Nam (435), Quảng Ninh (427), Thái Nguyên (399), Bắc Ninh (377), Nghệ An (372), Bình Phước (361), Bình Định (358), Hải Dương (351), Bến Tre (347), Quảng Ngãi (326), Phú Thọ (308), Hòa Bình (284), Thừa Thiên Huế (282), Khánh Hòa (279), Vĩnh Phúc (276), Nam Định (266), Bắc Giang (254), Lâm Đồng (216), Cà Mau (190), Tây Ninh (167), Thái Bình (157), Lạng Sơn (153), Ninh Bình (143), TP. Hồ Chí Minh (138), Vĩnh Long (137), Hà Nam (129), Bạc Liêu (128), Đắk Nông (126), Lào Cai (119), Trà Vinh (100), Hà Giang (96), Điện Biên (95), Phú Yên (92), Yên Bái (91), Gia Lai (87), Quảng Bình (86), Sơn La (82), Bà Rịa - Vũng Tàu (73), Hậu Giang (72), Tuyên Quang (67), Kiên Giang (66), Quảng Trị (60), Hà Tĩnh (56), Đồng Tháp (50), Kon Tum (45), Bình Dương (40), Long An (40), Bình Thuận (40), An Giang (38), Cần Thơ (36), Sóc Trăng (35), Cao Bằng (35), Ninh Thuận (27), Đồng Nai (26), Lai Châu (26), Bắc Kạn (19), Tiền Giang (16).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-332), Bến Tre (-208), Bình Phước (-137).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+149), Phú Thọ (+131), Quảng Nam (+116).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.022 ca/ngày.

- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 135 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (68), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).

 

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều ngày 23/1/2022
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều ngày 23/1/2022


Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 350.139.772 ca nhiễm, trong đó 278.582.721 ca khỏi bệnh; 5.611.179 ca tử vong và 65.945.872 ca đang điều trị (96.161 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 392.472 ca, tử vong tăng 1.470 ca.

- Châu Âu tăng 162.017 ca; Bắc Mỹ tăng 51.581 ca; Nam Mỹ tăng 466 ca; châu Á tăng 127.304 ca; châu Phi tăng 2.291 ca; châu Đại Dương tăng 48.813 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 37.957 ca, trong đó: Thái Lan tăng 7.686 ca, Philippines tăng 29.828 ca, Campuchia tăng 26 ca, Lào tăng 417 ca.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.141.422 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.697 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.134.788 ca, trong đó có 1.802.032 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.774), Bình Dương (292.492), Hà Nội (108.627), Đồng Nai (99.663), Tây Ninh (87.131).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 4.157 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.804.849 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.707 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.273 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 675 ca

- Thở máy không xâm lấn: 132 ca

- Thở máy xâm lấn: 606 ca

- ECMO: 21 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 22/01 đến 17h30 ngày 23/01 ghi nhận 123 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (6) trong đó có 02 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau : Long An (1), Đồng Tháp (1).

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (16), Đồng Tháp (10), Sóc Trăng (9), Cần Thơ (8 ), Tiền Giang (7), Vĩnh Long (7), Bình Phước (6), Cà Mau (6), Hải Phòng (5), Tây Ninh (5), Bến Tre (5), Bình Dương (4), Bạc Liêu (4), Ninh Bình (3), Trà Vinh (3), Đà Nẵng (3), Bình Thuận (3), Kiên Giang (3), Khánh Hoà (2), Lâm Đồng (2), Hải Dương (1), Lạng Sơn (1), Thái Nguyên (1), Hoà Bình (1), Quảng Nam (1), Gia Lai (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 159 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.719 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.868.981 mẫu tương đương 76.757.999 lượt người, tăng 46.320 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

  Trong ngày 22/01 có 1.333.208 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 175.898.450 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.865.726 liều, tiêm mũi 2 là 73.881.549 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 23.151.175 liều.

 

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Ngày 22/1, Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước được về quê nhân dịp Tết nguyên đán.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương hướng dẫn người dân về quê phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, gồm 5K và tự theo dõi sức khỏe,… nhất là việc "không cách ly y tế" đối với người dân. Trong trường hợp có biểu hiện mắc Covid-19 như sốt, ho, khó thở... thì phải hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm và xử lý theo quy định.

- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới.

- Chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

https://suckhoedoisong.vn/ngay-23-1-co-14978-ca-mac-covid-19-so-tu-vong-giam-manh-con-123-ca-169220123173833561.htm

 

Theo THÁI BÌNH (suckhoedoisong)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?