Ngày 2/1, Việt Nam ghi nhận 16.948 ca nhiễm mới, 221 ca tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 2/1, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.948 ca nhiễm mới, trong đó Hà Nội, Hải Phòng và Hải Dương là các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó.
Tính từ 16h ngày 1/1 đến 16h ngày 2/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.948 ca nhiễm mới, trong đó 34 ca nhập cảnh và 16.914 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.092 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 11.948 ca trong cộng đồng).
Thông tin các ca nhiễm mới
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.045), Hải Phòng (1.804), Vĩnh Long (1.280), Tây Ninh (946), Bình Phước (782), Khánh Hòa (780), Cà Mau (619), Bình Định (576), Hải Dương (545), Bạc Liêu (464), Trà Vinh (452), Bắc Ninh (403), Thành phố Hồ Chí Minh (384), Thừa Thiên-Huế (350), Cần Thơ (293), Lâm Đồng (240), An Giang (235), Hưng Yên (223), Quảng Ninh (219), Đà Nẵng (202), Đắk Lắk (185), Hậu Giang (184), Sóc Trăng (171), Kiên Giang (169), Nghệ An (162), Hà Giang (148), Hòa Bình (147), Gia Lai (146), Bình Dương (145), Quảng Trị (143), Lạng Sơn (141), Đồng Tháp (140), Đồng Nai (139), Quảng Nam (127), Bến Tre (120), Phú Yên (119), Thanh Hóa (117), Tiền Giang (115), Quảng Ngãi (112), Đắk Nông (105), Ninh Bình (99), Nam Định (93), Vĩnh Phúc (92), Bắc Giang (90), Hà Nam (85), Thái Nguyên (80), Bà Rịa Vũng Tàu (72), Thái Bình (69), Phú Thọ (65), Quảng Bình (55), Kon Tum (54), Long An (51), Sơn La (50), Ninh Thuận (49), Cao Bằng (46), Lào Cai (41), Bắc Kạn (39), Tuyên Quang (24), Bình Thuận (22), Điện Biên (21), Yên Bái (20), Lai Châu (11), Hà Tĩnh (9).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Tháp (-265), Bình Thuận (-189), Thành phố Hồ Chí Minh (-185).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+1.688), Hải Dương (+545), Hà Nội (+297).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.479 ca/ngày.
Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 20 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), Thành phố Hồ Chí Minh (5).
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.763.040 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.878 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.757.254 ca, trong đó có 1.369.879 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (504.197), Bình Dương (290.921), Đồng Nai (98.060), Tây Ninh (77.002), Hà Nội (49.631).
Tình hình điều trị
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cdc. kcb. vn)
Số bệnh nhân khỏi bệnh
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 14.420 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.372.696 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị
Có tổng số 6.746 ca bệnh nhân nặng đang điều trị, trong đó thở oxy qua mặt nạ: 4.771 ca; thở oxy dòng cao HFNC: 988 ca; thở máy không xâm lấn: 148 ca; thở máy xâm lấn: 815 ca; ECMO: 24 ca.
Số bệnh nhân tử vong
Từ 17h30 ngày 1/1 đến 17h30 ngày 2/1 ghi nhận 221 ca tử vong tại:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh (30) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Vĩnh Long (1), Cần Thơ (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (41 ca trong 2 ngày), An Giang (17), Vĩnh Long (16), Đồng Tháp (15), Cần Thơ (15), Tiền Giang (11), Hậu Giang (9), Tây Ninh (8 ), Hà Nội (8 ), Sóc Trăng (7), Bình Dương (7), Kiên Giang (7), Bà Rịa Vũng Tàu (6), Khánh Hòa (5), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (3), Cà Mau (3), Nam Định (2), Trà Vinh (2), Nghệ An (1), Đắk Lắk (1), Hà Giang (1), Gia Lai (1), Long An (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 224 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.831 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.497.557 mẫu tương đương 75.084.610 lượt người, tăng 83.487 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 1/1 có 592.352 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 152.818.575 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.716.536 liều, tiêm mũi 2 là 69.065.759 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 6.036.280 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
Xây dựng báo cáo của Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội tại kỳ họp bất thường của Quốc hội Khóa XV về tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nhất là việc ứng phó với biến thể mới Omicron, việc xử lý phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác phòng, chống dịch.
Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
(Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

(GLO)- Loãng xương vốn được xem là căn bệnh của người cao tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng “trẻ hóa”. Không ít người trong độ tuổi 20-30 đã phải đối mặt với nguy cơ xương giòn, mật độ xương thấp do lối sống thiếu vận động, dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lạm dụng đồ uống có gas, cà phê.

Nỗ lực bao phủ vắc xin tạo miễn dịch cộng đồng

Nỗ lực bao phủ vắc xin tạo miễn dịch cộng đồng

(GLO)- Cùng với chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên, các chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian qua đã mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa, kiểm soát và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm, tạo miễn dịch cộng đồng.

Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, Gia Lai ghi nhận 280 ca mắc

Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, Gia Lai ghi nhận 280 ca mắc

(GLO)- Tin từ Sở Y tế Gia Lai, từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 280 ca mắc sốt xuất huyết, không có tử vong. Hiện Gia Lai đã bước vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của véc tơ truyền bệnh, dự báo các ca mắc sốt xuất huyết sẽ tăng trong thời gian đến.

Trung Quốc phê duyệt lưu hành nội địa Vaccine Cecolin 9 ngừa HPV, tự sản xuất. (Ảnh: Global Times)

Sau Mỹ, Trung Quốc là quốc gia thứ hai tự sản xuất và cho phép lưu hành nội địa vaccine ngừa 9 chủng HPV

(GLO)- Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Việc Trung Quốc thành công nghiên cứu, sản xuất và cho phép lưu hành nội địa vaccine ngừa 9 chủng HPV, là cột mốc đáng chú ý trong cuộc chiến phòng chống ung thư ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.

Phát triển bút thông minh chẩn đoán bệnh Parkinson

Phát triển bút thông minh chẩn đoán bệnh Parkinson

Các nhà khoa học tại Đại học California, Los Angeles (UCLA) của Mỹ vừa công bố một thiết bị chẩn đoán mới có thể thay đổi hoàn toàn cách phát hiện bệnh Parkinson – căn bệnh thoái hóa thần kinh đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới.

Giữ y đức sáng như gương Bác

Giữ y đức sáng như gương Bác

(GLO)- Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai là đơn vị điển hình của ngành Y tế trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thấm nhuần lời Bác dạy “Lương y phải như từ mẫu”, mỗi cán bộ, nhân viên của Bệnh viện đều nêu cao y đức, tận tâm trong chăm sóc, cứu chữa cho người bệnh.

COVID-19 gia tăng trở lại, Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo đủ thuốc điều trị

COVID-19 gia tăng trở lại, Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo đủ thuốc điều trị

Trước tình hình dịch COVID-19 có dấu hiệu gia tăng trở lại tại một số tỉnh, thành phố, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi đến các đơn vị sản xuất và kinh doanh dược phẩm yêu cầu tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung thuốc phục vụ công tác phòng, chống dịch.

null