Ngày 11/6 khôi phục hoàn toàn lưu lượng Internet Việt Nam đi quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các sự cố trên nhánh S9 và S1.7 của tuyến cáp quang biển Đông Nam Á-Thái Bình Dương (tuyến cáp Asia Pacific Gateway) sẽ bắt đầu được xử lý từ ngày 6/6 và dự kiến hoàn thành vào ngày 11/6.
Ngày 3/6, đại diện doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, các sự cố trên nhánh S9 và S1.7 của tuyến cáp quang biển Đông Nam Á-Thái Bình Dương (tuyến cáp Asia Pacific Gateway, gọi tắt là APG) sẽ bắt đầu được xử lý từ ngày 6/6 và dự kiến hoàn thành vào ngày 11/6/2020.
APG là tuyến cáp quang biển chính kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, được đưa vào vận hành chính thức, phục vụ khách hàng từ giữa tháng 12/2016.
Cáp APG có chiều dài khoảng 10.400km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương. Cáp có các điểm kết nối ở Trung Quốc, HongKong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps.
Trước đó, tuyến cáp APG gặp sự cố trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore ngày 30/4/2020.
Đến ngày 23/5/2020, cáp APG lại gặp sự cố trên đoạn S1.7, gây mất toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến.
Để khôi phục toàn bộ dung lượng đường truyền trên tuyến cáp APG, các sự cố trên cả hai nhánh cáp S9 và S1.7 phải được khắc phục hoàn toàn.
Hiện, tuyến cáp biển nối Đông Nam Á với Hoa Kỳ (tuyến cáp Asia-America Gateway, gọi tắt là AAG) cũng đang gặp sự cố ngày 13/5/2020 trên nhánh S1H, đoạn kết nối từ Việt Nam đi HongKong (Trung Quốc) với vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng hơn 100km. Tuyến cáp này đã được khắc phục từ ngày 28/5/2020 và dự kiến sẽ được sửa xong ngày 6/6/2020.
Nếu việc sửa chữa, khắc phục các sự cố trên hai tuyến cáp biển APG và AAG hoàn thành đúng kế hoạch, đến ngày 11/6/2020, kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ trở lại bình thường. Khi đó, cả 6 tuyến cáp biển kết nối Internet từ Việt Nam hoạt động trong tình trạng ổn định.
Hiện, 6 tuyến cáp biển đang kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.
Cụ thể, tuyến cáp biển nối Đông Nam Á với Hoa Kỳ (AAG); tuyến cáp quang biển Đông Nam Á-Thái Bình Dương (APG); tuyến cáp kết nối Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu (SMW-3); tuyến cáp kết nối tất cả các khu vực châu Á, Trung Đông, Châu Phi, Châu Âu (AAE-1); tuyến cáp Liên Á kết nối Singapore, Việt Nam, Philippines, HongKong (Trung Quốc) (TGN-IA); tuyến cáp quang kết nối Việt Nam với Thái Lan, HongKong (Trung Quốc) (TVH).
Ng. Bích (TTXVN/Vietnam+) 

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null