Ngày 11/10: Ghi nhận 1.726 ca mắc trong cộng đồng, 115 ca tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Thành phố Hồ Chí Minh (+460), Đắk Lắk (+119), Bến Tre (+28).

 Người dân thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 tại chốt kiểm soát COVID-19. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Người dân thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 tại chốt kiểm soát COVID-19. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)


Bản tin dịch COVID-19 ngày 11/10 của Bộ Y tế cho biết có 3.619 ca mắc COVID-19 tại 44 tỉnh, thành phố, riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh là 1.527 ca. Trong ngày có 2.549 bệnh nhân khỏi.

Tính từ 17h ngày 10/10 đến 17h ngày 11/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.619 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 3.617 ca ghi nhận trong nước (tăng 104 ca so với ngày trước đó) tại 44 tỉnh, thành phố (có 1.726 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (1.527), Đồng Nai (499), Bình Dương (446), An Giang (142), Đắk Lắk (119), Kiên Giang (91), Long An (76), Tiền Giang (67), Tây Ninh (55), Đồng Tháp (55), Cà Mau (51), Trà Vinh (48), Cần Thơ (47), Bình Thuận (45), Bến Tre (40), Quảng Ngãi (38), Hậu Giang (32), Nghệ An (27), Lâm Đồng (26), Khánh Hòa (26), Hà Nam (21), Bình Định (21), Bà Rịa-Vũng Tàu (16), Bạc Liêu (14), Gia Lai (13), Vĩnh Long (12), Kon Tum (10), Đắk Nông (9), Ninh Thuận (9), Bình Phước (6), Quảng Bình (5), Bắc Ninh (4), Hà Tĩnh (4), Sơn La (3), Hải Dương (2), Thanh Hóa (2), Quảng Trị (2), Ninh Bình (1), Nam Định (1), Phú Yên (1), Vĩnh Phúc (1), Bắc Giang (1), Lạng Sơn (1), Hà Nội (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (-336), Đồng Nai (-163), Bình Thuận (-64).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Thành phố Hồ Chí Minh (+460), Đắk Lắk (+119), Bến Tre (+28).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 4.183 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 843.281 ca nhiễm, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.565 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 838.653 ca, trong đó có 781.931 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình.

Có 11 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (411.655), Bình Dương (222.528), Đồng Nai (55.488), Long An (33.379), Tiền Giang (14.608).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

Số bệnh nhân khỏi bệnh

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 2.549 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 784.748 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.014 ca: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.391 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 788; Thở máy không xâm lấn: 145; Thở máy xâm lấn: 668; ECMO: 22

Số bệnh nhân tử vong

Trong ngày ghi nhận 115 ca tử vong tại Thành phố Hồ Chí Minh (75), Bình Dương (18), Đồng Nai (5), An Giang (5), Tiền Giang (4), Ninh Thuận (2), Long An (2), Quảng Bình (1), Bình Định (1), Cần Thơ (1), Tây Ninh (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 117 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.670 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 128.114 xét nghiệm cho 205.382 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 20.202.582 mẫu cho 56.174.649 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 10/10 có 879.949 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 54.279.564 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 38.698.136 liều, tiêm mũi 2 là 15.581.428 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan giám sát, hướng dẫn các địa phương đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động vận tải hành khách bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Thành phố Hồ Chí Minh: Số ca nhập viện tầng 2, 3 trong ngày là 906 người, hiện nay tổng số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, 3 là 15.198 người. Số trẻ em dưới 16 tuổi nhiễm đang điều trị là 1.141 người. Số phụ nữ mang thai đang điều trị là 119 người. Số trường hợp xuất viện trong ngày là 1.925 người, số ca xuất viện cộng dồn là 232.923 người.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.