Ngân hàng chủ động hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Việc các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ không chỉ hỗ trợ khách hàng trong ngắn hạn, mà còn mở ra cơ hội để khách hàng tiếp cận tín dụng trong tương lai nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 8-4-2023 và Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 23-4-2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 23-4-2023 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng và không vượt quá 12 tháng, được thực hiện từ ngày 24-4-2023 đến hết ngày 30-6-2024.

Ngành Ngân hàng luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Ảnh: Sơn Ca.

Ngành Ngân hàng luôn đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Ảnh: Sơn Ca.

Triển khai trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Hữu Nghị-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh cho biết: “Ngay sau khi Thông tư số 02/2023/TT-NHNN được ban hành, ngày 25-4 vừa qua NHNN đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện chính sách này nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng chính sách để trục lợi. Về phía NHNN Chi nhánh tỉnh cũng sẽ thực hiện thanh tra, giám sát việc tổ chức tín dụng thực hiện chính sách này theo chức năng, nhiệm vụ”. Có thể thấy rằng, cùng với việc thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ đã và đang triển khai, NHNN triển khai thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ thời điểm này là hết sức cần thiết và kịp thời. Thông qua đó sẽ góp phần trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện tiếp tục quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế phục hồi tăng trưởng đạt mục tiêu như kỳ vọng.

Doanh nghiệp được tạo điều kiện tiếp cận tín dụng, đưa dòng vốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh: Sơn Ca.

Doanh nghiệp được tạo điều kiện tiếp cận tín dụng, đưa dòng vốn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh: Sơn Ca.

Ngay sau hội nghị này, ngày 28-4, Agribank đã có văn bản triển khai chính sách này trong toàn hệ thống. Ông Phan Tiến Thu-Giám đốc Agribank Chi nhánh Đông Gia Lai cho rằng: “Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chính sách ban hành trong thời điểm này đã thể hiện rõ tinh thần ngân hàng chủ động chia sẻ, đồng hành cùng khách hàng để vượt qua khó khăn. Để việc hỗ trợ phải thực chất, khách hàng được ngân hàng đánh giá sụt giảm về doanh thu, đang gặp khó khăn về dòng tiền, có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại. Về phía ngân hàng, không phải hạch toán thu nhập dự thu mà thực hiện theo dõi ngoại bảng, không chuyển nhóm nợ và thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Việc đánh giá, xếp hạng tín dụng, không chuyển nhóm nợ đối với khách hàng trong thời điểm này sẽ không chặn mất cơ hội tiếp cận tín dụng trong tương lai của khách hàng”.

Thông tư 02/2023/TT-NHNN đã nêu rõ, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trả nợ vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng. Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm về quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng chính sách hỗ trợ để trục lợi. Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Lý Anh Đào-Giám đốc SHB Chi nhánh Gia Lai thẳng thắn nêu rõ: “Sức khỏe của doanh nghiệp liên quan đến sức khỏe của nền kinh tế. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là giải pháp thiết thực nhằm giảm bớt áp lực, gánh nặng về tài chính cho khách hàng trong giai đoạn khó khăn. Trong việc thực hiện chủ trương hết sức nhân văn này, về phía khách hàng phải có thiện chí hợp tác, thực hiện thẩm định, đánh giá với tinh thần trách nhiệm cao nhất để chính sách hỗ trợ đi vào thực chất, đúng đối tượng, đạt hiệu quả”. Từ kinh nghiệm thực tế của SHB Chi nhánh Gia Lai cho thấy, việc thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong các năm trước đã mang lại hiệu quả tích cực. Sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, 60-70% khách hàng được hỗ trợ vượt qua giai đoạn khó khăn, hiện nay đang phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.