Ngăn chặn việc lợi dụng tôn giáo để chống phá đất nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta là âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập trung kích động một số tín đồ, chức sắc, chức việc các tôn giáo có tư tưởng vọng ngoại, bất mãn chế độ, chống đối hòng làm mất niềm tin của Nhân dân hoặc cố tình đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong vấn đề tôn giáo.

Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch

Trước hết, các thế lực thù địch dùng thủ đoạn tuyên truyền kích động vào nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng cho rằng chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước ta đang lãnh đạo Nhân dân xây dựng là chủ nghĩa vô thần, có tư tưởng “chống tôn giáo”, “cấm hoạt động tôn giáo”, “xóa bỏ” tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội. Từ đó, chúng lôi kéo một bộ phận chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo có tư tưởng cực đoan đi ngược lại hoặc công khai chống lại các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là một luận điệu vô cùng thâm độc nhằm tuyên truyền, kích động với mục đích hạ uy tín và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước ta.

Bên cạnh đó, chúng còn tuyên truyền Nhà nước ta phân biệt đối xử giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, đàn áp tôn giáo; vận động các đối tượng chống đối trong và ngoài nước tích cực tuyên truyền hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế; phủ nhận những thành tựu cách mạng của đất nước ta, tích cực chống phá Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc một cách quyết liệt bằng các thủ đoạn xảo quyệt và tinh vi, lúc trắng trợn công khai, lúc bí mật âm ỉ làm cho các lực lượng chức năng rất khó khăn trong quá trình đấu tranh, ngăn chặn.

Các điển hình thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật

Các điển hình thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo được tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật

Cùng với đó, các thế lực thù địch đầu tư kinh tế nuôi dưỡng những chức sắc, chức việc, tín đồ thiếu thiện chí, có tư tưởng chống đối, cực đoan, bất mãn chế độ, các đối tượng có tư tưởng vọng ngoại, có mâu thuẫn với chính quyền các cấp trong việc xử lý các vấn đề có liên quan đến tôn giáo (sinh hoạt tôn giáo trái với quy định của pháp luật, truyền đạo trái pháp luật, tranh chấp đất đai...); tìm mọi cách để gây tiếng vang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế; hậu thuẫn cho các đối tượng này bôi xấu, chống phá đất nước, liên hệ, móc nối chặt chẽ với các đối tượng thù địch bên ngoài tuyên truyền chống Đảng, chống Nhà nước.

Mặt khác, chúng còn hà hơi tiếp sức, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của đất nước; can thiệp bằng đường ngoại giao yêu cầu Nhà nước tha tù, trả tự do cho những cá nhân vi phạm pháp luật mà chúng gọi là “tù nhân lương tâm” với mưu đồ chính trị cực kỳ xấu xa, thâm độc, thậm chí cấm vận, đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo.

Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, Việt Nam có số lượng người tiếp cận internet rất lớn và tham gia hầu hết các trang mạng xã hội. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch xây dựng các trang mạng YouTube, Facebook, blog… mạo danh hay lấy danh nghĩa các tôn giáo chia sẻ, đăng tải những clip, video có nội dung kích động, bôi nhọ danh dự các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đăng tải những vụ việc có tính chất phức tạp, nhạy cảm, lợi dụng đức tin tôn giáo để lôi kéo, kích động, lừa phỉnh một bộ phận đồng bào theo đạo tham gia chống đối, gây rối, biểu tình chống chính quyền. Làm cho người dân ngờ vực hoặc tin theo những luận điểm xấu độc, chúng kích động gây chia rẽ giữa các tôn giáo với nhau, giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, mục đích cuối cùng là làm cho xã hội rối ren, bất ổn, chính quyền mất kiểm soát, tạo thời cơ cho chúng lật đổ sự lãnh đạo của Đảng, hướng đất nước đi theo con đường do chúng dựng lên.

Việt Nam là nước đa tôn giáo. Nhiều tôn giáo ở nước ta có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với các tổ chức tôn giáo trên thế giới. Điều này thể hiện ở việc, một số tổ chức tôn giáo trong nước có thực hiện các hoạt động bằng kinh phí tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn tư bản lớn một cách hợp pháp. Tuy nhiên, không loại trừ trong đó có thể có các tổ chức phản động núp bóng, móc nối tài trợ để hoạt động chính trị, giật dây chống phá. Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực phản động dùng tiền tài trợ, núp bóng tôn giáo để dễ bề hoạt động, kích động, lôi kéo, sử dụng mọi chiêu trò vu khống Đảng, Nhà nước ta “xâm phạm quyền tự do, đàn áp tôn giáo”; từ đó, kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế lên tiếng gây sức ép, can thiệp.

Ngoài ra, Việt Nam là nước đa dân tộc, trình độ phát triển sản xuất, điều kiện kinh tế không đều nhau giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi; sự chênh lệch về mức sống, thu nhập giữa các vùng miền còn rất lớn, giữa các dân tộc cũng không đều nhau, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số còn khá cao. Đây cũng chính là những điều kiện thuận lợi để các thế lực lợi dụng kích động, chia rẽ giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, tạo mâu thuẫn để chống Nhà nước ta trong việc chăm lo phát triển kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Từ đó, chúng lôi kéo, hình thành, dựng lên những cái gọi là “tôn giáo mới” dị hình, dị dạng, vay mượn, hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, trái với thuần phong mỹ tục, lệch chuẩn văn hóa. Chúng tuyên truyền tư tưởng “dân tộc hẹp hòi” trong đồng bào dân tộc thiểu số, dựng nên cái gọi là “Tin lành Đê ga”, “Nhà nước Đê ga” “Nhà nước Mông tự trị”; xây dựng các đối tượng này thành lực lượng nòng cốt, đối tượng cộm cán, làm ngọn cờ để lôi kéo, tập hợp lực lượng, xây dựng thành các khung ngầm, hoạt động “núp bóng tôn giáo” làm đối trọng chống phá Đảng, Nhà nước. Phục vụ mưu đồ chính trị đen tối của các thế lực phản động, có cơ hội là chúng kích động gây biểu tình, bạo loạn, lật đổ chính quyền để dựng nên một chính quyền thân phương Tây.

Giải pháp đấu tranh, xử lý

Để đấu tranh, ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:

Quang cảnh buổi gặp mặt đại biểu chức sắc, chức việc đại diện các tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Quý Mão 2023. Ảnh: Thanh Nhật

Quang cảnh buổi gặp mặt đại biểu chức sắc, chức việc đại diện các tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Quý Mão 2023. Ảnh: Thanh Nhật

Một là, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên; tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, tín đồ, chức sắc, chức việc các tôn giáo về những chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, cụ thể là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, vận động đồng bào theo tôn giáo và các tổ chức tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xem đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ quan trọng trong công tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào có đạo.

Hai là, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, chăm lo nâng cao đời sống của người dân thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phát hiện, giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng trong người dân có liên quan đến tôn giáo, không để xảy ra “điểm nóng”. Chăm lo phát triển văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe người dân.

Ba là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp; tăng cường công tác phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị-xã hội ở vùng có tôn giáo. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở (sắp đến là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023), tạo điều kiện để đồng bào theo tôn giáo tham gia giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay, ở nước ta có 16 tôn giáo với 43 tổ chức đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động với trên 26,5 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54 ngàn chức sắc, trên 135 ngàn chức việc và gần 30 ngàn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo có đông tín đồ nhất là: Phật giáo với khoảng trên 14 triệu tín đồ; Công giáo khoảng 7 triệu tín đồ; Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,5 triệu tín đồ; Tin lành khoảng 1,21 triệu tín đồ; Cao Đài khoảng trên 1,1 triệu tín đồ.

Bốn là, tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo; tạo điều kiện cho các tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân hoạt động bình thường theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời-đẹp đạo” trong tín đồ, chức sắc tôn giáo; tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo phát huy truyền thống yêu nước và các giá trị văn hóa, đạo đức lành mạnh, tốt đẹp của các tôn giáo trong việc xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ động phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác đấu tranh, xử lý nghiêm các tài khoản trên mạng xã hội của các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết có nội dung kích động, lôi kéo, bôi xấu Đảng, Nhà nước. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, ngoại giao nhân dân để chứng minh cho thế giới thấy được ở Việt Nam không có việc “xâm phạm quyền tự do, đàn áp tôn giáo”, các tôn giáo ở Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, được pháp luật bảo hộ.

Năm là, quan tâm xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tôn giáo và nghiệp vụ tôn giáo. Có kế hoạch phát hiện, đào tạo những cán bộ có uy tín, có năng lực vận động chức sắc tôn giáo để tạo mối quan hệ đồng thuận. Tạo điều kiện về mọi mặt để đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo hoạt động tốt, tham mưu ngày càng tốt hơn cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Chuẩn bị tổ chức cuộc thi về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai năm 2024

Chuẩn bị tổ chức cuộc thi về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai năm 2024

(GLO)- Sáng 11-3, đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai năm 2024 chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức và Hội đồng Giám khảo cuộc thi.

Những già làng hết mình vì cộng đồng

Những già làng hết mình vì cộng đồng

(GLO)-Nhiều già làng trên địa bàn tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong việc đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Đảng bộ xã Ia Tôr phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo

Đảng bộ xã Ia Tôr phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ xã Ia Tôr là đơn vị cấp xã duy nhất được Huyện ủy Chư Prông công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Để có được thành tích này, Đảng bộ xã đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nông thôn mới.

Chư Pưh tập trung chỉ đạo đại hội Mặt trận các cấp

Chư Pưh tập trung chỉ đạo đại hội Mặt trận các cấp

(GLO)- Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp là sự kiện chính trị quan trọng. Thời gian qua, cả hệ thống chính trị huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã quan tâm chỉ đạo triển khai đại hội Mặt trận cấp xã, tiến tới Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện Chư Pưh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2024-2029).

Chư Pưh nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

Chư Pưh nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Đảng bộ huyện Chư Pưh có 40 tổ chức cơ sở Đảng với gần 1.750 đảng viên. Thời gian qua, Đảng bộ huyện thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, góp phần thiết thực vào nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Các cá nhân được Chủ tịch UBND huyện Ia Pa tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo gương Bác. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa: Lan tỏa phong trào học tập và làm theo Bác

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các tập thể, cá nhân huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa bằng những hành động, việc làm thiết thực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
Phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

Phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

(GLO)- Chiều 17-1, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy với các tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng năm 2023và triển khai nhiệm vụ năm 2024.