Nga sẽ giúp Iran phóng 2 vệ tinh khoa học vào quỹ đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai vệ tinh của Iran gồm Kowsar và Hodhod, sẽ được phóng lên quỹ đạo cách Trái Đất 500km vào ngày 5/11, bằng một tàu phóng Soyuz của Nga.

Tàu vũ trụ Soyuz của Nga được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan ngày 23/3/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tàu vũ trụ Soyuz của Nga được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan ngày 23/3/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đại sứ Iran tại Moskva ngày 4/11 cho biết sẽ có 2 vệ tinh do Iran sản xuất được phóng đi vào ngày 5/11, sử dụng tàu Soyuz của Nga trong khuôn khổ chương trình hợp tác khoa học công nghệ giữa hai nước.

Thông tin công bố trên tài khoản mạng xã hội X của Đại sứ Kazem Jalali còn nêu rõ: “Tiếp tục thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ giữa Iran và Nga, hai vệ tinh của Iran gồm Kowsar và Hodhod, sẽ được phóng lên quỹ đạo cách Trái Đất 500km vào thứ Ba, ngày 5/11, bằng một tàu phóng Soyuz”.

Theo hãng thông tấn bán chính thức Tasnim của Iran, Kowsar là vệ tinh hình ảnh phân giải cao và Hodhod là vệ tinh thông tin loại nhỏ, đều do khu vực tư nhân của Iran sản xuất.

Tháng 2/2024, Nga từng hỗ trợ Iran phóng vệ tinh cảm biến nghiên cứu Pars 1, sử dụng tàu phóng Soyuz xuất phát từ bãi phóng Vostochny Cosmodrome của Nga.

Theo Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

(GLO)-Tổng thống Pháp vừa ký sắc lệnh trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan cho Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Giáo sư Lê Kim Ngọc-Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null