Nga cảm ơn Việt Nam trợ giúp nhân đạo chống COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nga và Việt Nam đang xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ thông qua các cơ quan chuyên môn và các tổ chức của hai bên, nhằm chống lại sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 29/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã gửi lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam vì đã tiếp tục cung cấp trợ giúp nhân đạo cho Liên bang Nga trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Người phát ngôn Zakharova nhấn mạnh từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 tới nay, trên tinh thần hữu nghị và đối tác toàn diện, Chính phủ cùng các bộ, ngành và nhiều địa phương của Việt Nam đã tặng Liên bang Nga nhiều lô khẩu trang bảo hộ (với tổng số lượng khoảng 1 triệu chiếc) cùng nhiều thiết bị khử trùng.

Toàn bộ số hàng này đã được vận chuyển đến cảng Vladivostok và sẽ sớm được cung cấp cho Tổng cục Bộ tình trạng khẩn cấp Nga tại vùng Primorye sử dụng.

Thay mặt Chính phủ Liên bang Nga, bà Zakharova nói: "Chúng tôi bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các đối tác Việt Nam vì sự ủng hộ và trợ giúp này."

Cũng theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga, trên tinh thần các thỏa thuận đã đạt được ở cấp cao, hai nước đang xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ thông qua các cơ quan chuyên môn và các tổ chức của hai bên, nhằm chống lại sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Hai nước đang hợp tác hiệu quả tại Trung tâm công nghệ và nghiên cứu khoa học nhiệt đới chung Việt-Nga, cũng như như trao đổi chuyên gia và tăng cường liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên ngành.  

Từ tháng 2-5/2020, một nhóm chuyên gia nghiên cứu về virus của Nga đã đến Việt Nam. Bên cạnh đó, Nga cũng đã cấp một phòng thí nghiệm di động cho các nhà khoa học Việt Nam để phục vụ cho công tác chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus.

Hiện giới chức Moskva đang xem xét đưa vào sử dụng 500 máy thở lắp ráp tại Việt Nam theo giấy phép của một trong những nhà sản xuất thiết bị y tế hàng đầu thế giới.

Cũng tại buổi họp báo, bà Zakharova đã bày tỏ quan ngại trước những tin tức đáng báo động về tình hình lây lan dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu.

Theo bà Zakharova, cuộc chiến chống đại dịch này đang chậm lại, bất chấp nỗ lực của các nhà dịch tễ học, các chính phủ, toàn thể cộng đồng quốc tế cũng như những tiến bộ đã đạt được trong thời gian qua.

Các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ gia tăng ca nhiễm mới trên toàn thế giới cao gấp 2-3 lần so với giai đoạn mùa Xuân vừa qua. Trong những tuần gần đây, trung bình mỗi ngày thế giới ghi nhận hơn 450.000 ca nhiễm mới.

Tổng số ca mắc bệnh trên toàn cầu đã vượt qua con số 44 triệu người, trong đó khoảng 1/4 mới được phát hiện trong tháng 10. Dịch bệnh cũng đã khiến hơn một triệu người thiệt mạng.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 được đánh giá là sẽ còn tiếp tục xấu hơn tại các nước châu Âu, trong đó có Nga, bà Zakharova cho rằng chính phủ các nước cần phải thắt chặt hơn nữa những biện pháp hạn chế, với trọng tâm là các phương pháp đã được sử dụng hiệu quả và không gây hại cho nền kinh tế vốn đang phải gánh chịu thiệt hại hữu hình từ làn sóng đầu tiên của đại dịch.

Do Nga đã mở lại các tuyến hàng không quốc tế với một số nước nên bà Zakharova kêu gọi người dân cân nhắc kỹ quyết định ra nước ngoài vào thời điểm này để tránh những rủi ro không đáng có.

Theo thống kê, đến thời điểm này Nga đã ghi nhận 1.581.693 ca mắc COVID-19, cao thứ 4 thế giới; 27.301 người trong số này đã tử vong. Trong ngày 29/10, Nga ghi nhận số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao nhất từ trước đến nay, với 17.717 ca nhiễm và 366 ca tử vong.

Theo Trần Hiếu (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.