Ngã ba Đồng Lộc và khát vọng hòa bình: 'Tọa độ chết'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngã ba Đồng Lộc được ví như 'yết hầu' của tuyến giao thông bắc - nam thời chiến tranh chống Mỹ - nơi 1 m2 đất phải hứng chịu 3 quả bom cày xới, đã trở thành một địa danh huyền thoại. Máu của nhiều thanh niên xung phong đã đổ xuống 'tọa độ chết' này với tinh thần quả cảm 'thà hy sinh không để tắc đường'.
 

 

Nữ thanh niên xung phong lấp hố bom mở đường ở Đồng Lộc (Ảnh: Tư liệu)
Nữ thanh niên xung phong lấp hố bom mở đường ở Đồng Lộc (Ảnh: Tư liệu)



Bom chồng lên bom

Ngã ba Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, H.Can Lộc, Hà Tĩnh) nằm trên tuyến QL15 (đường 15) kéo dài từ Ninh Bình vào Quảng Bình, ở đây có giao điểm của đường 15 nối với QL1A. Ngã ba này nằm trên khu đồi khá hẹp, địa hình trống trải, một bên là đồi núi trọc, một bên là ruộng nước. Năm 1968, khi các tuyến đường, đặc biệt tuyến QL1 qua Hà Tĩnh đã bị máy bay Mỹ đánh sập hết các cầu cống, đường 15 là tuyến huyết mạch duy nhất còn lại để tiếp tế cho miền Nam. Phát hiện đây là nơi hiểm yếu, nếu chặt đứt “yết hầu” này, đối phương sẽ tê liệt khi miền Bắc không thể chi viện cho miền Nam nên quân đội Mỹ đã dồn lực để đánh phá đường 15 và đặc biệt là trọng điểm Ngã ba Đồng Lộc.

Từ tháng 4 - 10.1968, dù tuyên bố đây là thời gian “ném bom hạn chế”, nhưng không lực Mỹ đã liên tục cho máy bay dội bom đánh phá với tính chất hủy diệt khu vực Ngã ba Đồng Lộc. Khu vực 5 xã của H.Can Lộc nằm quanh ngã ba này bị dội bom cả ngày lẫn đêm. Tư liệu lịch sử lưu giữ ở Khu di tích lịch sử thanh niên xung phong (TNXP) Ngã ba Đồng Lộc thống kê, trong vòng 7 tháng, từ tháng 4 - 7.1968, ở đây phải hứng chịu 1.863 lượt máy bay Mỹ ném bom với gần 50.000 quả bom các loại, chưa kể rốc két. Ngày nhiều nhất, máy bay Mỹ quần thảo 103 lượt, ném xuống hơn 800 quả bom. Bình quân mỗi mét vuông đất ở khu vực này phải hứng chịu 3 quả bom. Hơn 1.200 người dân H.Can Lộc thiệt mạng vì trúng bom.

Ông Nguyễn Thế Linh, Đại đội trưởng C552 (Tổng đội TNXP 55 Hà Tĩnh), đơn vị trực tiếp san lấp đường ở Ngã ba Đồng Lộc, cho biết những ngày tháng đó, Đồng Lộc vô cùng khủng khiếp bởi ngày đêm chìm trong khói bom. Máy bay Mỹ liên tục quần thảo trên trời, dội bom như mưa, đủ loại: bom đào, bom phá, bom từ trường, bom nổ chậm, bom bi... Dưới mặt đất, hố bom chồng lên hố bom, mặt đất biến dạng, đất bị cày đi xới lại, không chồi cây, ngọn cỏ nào có thể mọc nổi. Người dân các xã quanh ngã ba này trong bán kính 4 km đều phải sơ tán. “Ban ngày, chúng tập trung chặn các lối ra vào Ngã ba Đồng Lộc của ta. Đêm, chúng thả pháo sáng, ném bom bi, bắn đạn rốc két, đạn 20 mm nhằm tiêu diệt các lực lượng cứu đường của ta để chặt đứt huyết mạch giao thông, cái “yết hầu” vô cùng quan trọng này để ta không thể vận chuyển vũ khí, lương thực chi viện cho chiến trường miền Nam”, ông Linh nhớ lại.

Mở đường dưới mưa bom

Để đối đầu với chiến dịch hủy diệt Ngã ba Đồng Lộc của không lực Mỹ, tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập Ban Đảm bảo giao thông với khẩu hiệu “địch đánh, ta sửa ta đi”, đảm bảo huyết mạch giao thông để chi viện cho miền Nam. Các tổ quan sát, đếm bom, cắm tiêu, rà phá bom, ứng cứu đường, điều hành xe cộ được hình thành. Ngoài nhân lực của ngành giao thông, hơn 1.000 TNXP ở Hà Tĩnh thuộc 7 đại đội TNXP được điều động để trấn giữ đoạn đường từ Cầu Bạng đến Khe Giao (H.Can Lộc) với tinh thần “thà hy sinh không để tắc đường”. Thời cao điểm, ở đây có đến 16.000 người gồm bộ đội, TNXP, công nhân giao thông, quân dân du kích tham gia chiến đấu, bảo vệ đường.

Bà Hà Thị Thực, cựu TNXP ở H.Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), nhớ lại năm 1965, khi mới 17 tuổi, nghe lời kêu gọi của Đoàn Thanh niên tỉnh Hà Tĩnh, bà đã gia nhập TNXP rồi lên đường làm nhiệm vụ. “Chúng tôi lên đường với tư thế sẵn sàng đi bất kể nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, gác hết tình riêng vì nghĩa lớn”, bà Thực nói. Cũng theo hồi ức của bà Thực, những năm tháng ác liệt, bom đạn trút như mưa, mạng sống mong manh như sợi chỉ, nhưng tinh thần của TNXP vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Ăn uống thiếu thốn, công việc vất vả, nguy hiểm, nhưng chị em lúc nào cũng vui. Hằng ngày, khi máy bay Mỹ dội bom xong, rút đi, TNXP lại ùa ra lấp lại đường cho xe qua, vừa làm vừa hát, khí thế lúc nào cũng hừng hực. “Ban ngày, chúng ném bom thì ban đêm chúng tôi làm lại đường và ngược lại. Lúc nào được nghỉ thì học văn hóa để có thêm kiến thức”, bà Thực nhớ lại.

Ông Nguyễn Thế Linh cho hay, đại đội của ông lúc đó có 164 TNXP, phụ trách 15 km đường đoạn qua Đồng Lộc. Giai đoạn không lực Mỹ ném bom hủy diệt, các TNXP làm việc gần như không còn nhiều thời gian để nghỉ ngơi. “Mỗi ngày, anh em chỉ chợp mắt được 3 - 4 giờ đồng hồ, máy bay rút TNXP lại ra đường, có người nhà chỉ cách đó chừng 10 cây số nhưng cả năm không về thăm nhà được”, ông Linh kể.

 

Khánh thành đền thờ Ngã ba Đồng Lộc

 Đền thờ
Đền thờ


Ngày 15-7, tại Khu di tích lịch sử thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc (H.Can Lộc, Hà Tĩnh), Ban tổ chức kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc đã tổ chức lễ khánh thành đền thờ Ngã ba Đồng Lộc (ảnh) nhằm tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong trên chiến trường Đồng Lộc đã anh dũng ngã xuống vì độc lập của Tổ quốc. Công trình có diện tích hơn 2.000 m2, tổng mức đầu tư 43,7 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa. Trước đó, vào năm 2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã kêu gọi các nhà hảo tâm phát tâm công đức xây dựng và đưa vào sử dụng tháp chuông nằm cạnh đền thờ Ngã ba Đồng Lộc với kinh phí 27 tỉ đồng.

Phạm Đức


Chị Võ Thị Tần, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 4, một trong 10 cô gái đã hy sinh tại Đồng Lộc, nhà ở xã Thiên Lộc (H.Đồng Lộc), chỉ cách Ngã ba Đồng Lộc chừng 15 km nhưng ít khi có thời gian về thăm nhà. Ngày 19.7.1968, chị Tần viết thư về cho mẹ: "... Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con.

... Trưa nay, hàng chục máy bay giặc kéo đến trút bom lên Ngã ba Đồng Lộc. Với yêu cầu nhanh chóng thông đường, mặc dù trời còn rất sớm nhưng tất cả chúng con đều xông lên mặt đường để kịp thời cứu chữa. Trong thời gian chúng con làm, máy bay giặc có đến trinh sát, chúng tưởng đâu là đường sá đã bị tan nát vì cơn mưa bom của chúng. Nhưng chúng có mắt như mù, chính lúc đó là lúc đoạn đường được nối bằng cả tâm hồn và trí lực của chúng con. Trời xẩm tối, những chiếc xe mang nặng tình hậu phương lại lăn bánh trên đường ra tiền tuyến. Chúng con vui sướng vẫy chào những chiến sĩ lái xe anh dũng”.


(còn tiếp)
Khánh Hoan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.